Không có cầu, dân liều mình dùng trâu 'cõng lúa' qua sông Ngàn Sâu

Do toàn bộ đất sản xuất của 2 thôn Bình Quang và Tân Lệ thuộc xã Đức Liên nằm ở phía bên kia sông nên cứ vào mùa gặt, hàng trăm người dân nơi đây lại "đánh cược" tính mạng dùng trâu “cõng lúa” qua sông Ngàn Sâu.

khong co cau dan lieu minh dung trau cong lua qua song ngan sau
Là một trong những xã nghèo của huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh), được bao bọc xung quanh với bốn bề sông núi. xã Đức Liên được biết đến với những xóm làng nhấp nhô nơi vùng thượng lưu sông Ngàn Sâu, trước mặt là sông sâu, sau là núi cao trù phú.
khong co cau dan lieu minh dung trau cong lua qua song ngan sau
Bị tách biệt bởi con sông Ngàn Sâu nên từ nhiều đời nay người dân 4 thôn Liên Hòa, Liên Châu, Tân Lệ và Bình Quang phải “đánh cược” mạng sống của mình mỗi lần vượt sông.
khong co cau dan lieu minh dung trau cong lua qua song ngan sau
Đến ngày đi học, bất kể nắng hay mưa, dù nguy hiểm những đứa trẻ nơi xóm “ốc đảo” của Liên Hòa và Liên Châu vẫn phải mò mẫm qua đò để đến trường.
khong co cau dan lieu minh dung trau cong lua qua song ngan sau
Không có cầu đi lại nên người dân Tân Lệ và Bình Quang đã cải tiến phương tiện, dùng trâu “cõng lúa” vượt sông để mang nông sản về nhà.
khong co cau dan lieu minh dung trau cong lua qua song ngan saukhong co cau dan lieu minh dung trau cong lua qua song ngan sau
Do toàn bộ đất sản xuất của 2 thôn Bình Quang và Tân Lệ nằm ở phía bên kia sông nên cứ vào mùa gặt, hàng trăm người dân nơi đây lại đánh cược tính mạng dùng trâu “cõng lúa” qua sông
khong co cau dan lieu minh dung trau cong lua qua song ngan sau
Bao nhiêu đời nay, thế hệ từ đời cha đến đời ông vẫn trông chờ, cầu mong có một cây cầu để họ vững tin yên tâm sản xuất, thế nhưng ước mơ ấy vẫn chưa được thành hiện thực.
khong co cau dan lieu minh dung trau cong lua qua song ngan sau

Bà Nguyễn Thị Xoan (46 tuổi), trú tại thôn Tân Quang cho biết, từ bé đến nay, mỗi khi muốn sang bên kia sông đều phải qua đò. “Đất sản xuất của gia đình chủ yếu là bên kia sông. Những lúc muốn sang thăm đồng, hay là thu hoạch vụ mùa đều phải qua bằng đò. Như những năm về trước thì mỗi gia đình có một chiếc thuyền nhỏ để qua lại sản xuất. Nhưng khoảng gần 10 năm đổ lại đây, người dân đã tự cải chế lại dụng cụ, phương tiện rồi dùng trâu để di chuyển qua sông”, bà Xoan nói.

khong co cau dan lieu minh dung trau cong lua qua song ngan sau

Sau khi thu hoạch vụ mùa, người dân thôn Tân Lệ và Bình Quang đã dùng bạt nilon bọc kỹ những bó lúa, rồi chất lên xe bò lốp và dùng trâu kéo qua sông.

khong co cau dan lieu minh dung trau cong lua qua song ngan sau
Những chiếc xe đầu được gắn thêm 2 hoặc 4 chiếc can nhựa để không bị chìm.
khong co cau dan lieu minh dung trau cong lua qua song ngan sau

Việc sáng tạo ra cách qua sông độc đáo của người dân 2 thôn Bình Quang và thôn Tân Lệ mặc dù sẽ tiết kiệm được thời gian và sức lực nhưng nó cũng tiềm ẩn đầy rủi ro.

khong co cau dan lieu minh dung trau cong lua qua song ngan sau

Do bị hỏng chiếc xe nên người đàn ông này đành bơi cùng trâu về nhà lấy dụng cụ để quay lại sửa.

khong co cau dan lieu minh dung trau cong lua qua song ngan sau

Mỗi ngày bình quân có gần 500 lượt trâu "cõng lúa" qua sông.

khong co cau dan lieu minh dung trau cong lua qua song ngan sau

Đến vụ mùa thu hoạch là nỗi lo của người dân nơi đây bởi qua sông rất nguy hiểm.

khong co cau dan lieu minh dung trau cong lua qua song ngan sau

Không chỉ có đàn ông mà những người phụ nữ cũng có thể điều khiển trâu vượt sông.

khong co cau dan lieu minh dung trau cong lua qua song ngan sau
Những chuyến xe bắt đầu được lên bờ.
khong co cau dan lieu minh dung trau cong lua qua song ngan sau
Từ mép sông lên đường đi khá dốc nên nhiều người đã ra đẩy giúp con trâu.
khong co cau dan lieu minh dung trau cong lua qua song ngan sau
Khúc sông Ngàn Sâu đoạn chạy qua xã Đức Liên, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) có chiều rộng hơn 200 m, chỗ sâu nhất gần 5 m.

Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Đức Liên, cho biết xã Đức Liên là xã đặc biệt khó khăn nhất của huyện Vũ Quang. Toàn xã có 662 hộ dân, riêng 2 xóm Liên Châu và Liên Hòa đã chiếm gần một nửa dân số với 250 hộ và hơn 1.300 nhân khẩu.

Còn hơn 200 hộ ở thôn Tân Lệ và Bình Quang đa phần đất sản xuất nông nghiệp nằm ở bên xóm "ốc đảo”.

Mỗi lần đến vụ mùa đều phải đi qua sông rất nguy hiểm. “Những ngày này, bình quân mỗi gia đình đi gặt 2 buổi, đồng nghĩa phải chở 2 chuyến lúa qua sông. Vì thế mỗi ngày, gần 500 chuyến xe trâu, xe bò chở lúa qua sông về nhà. Không có cầu để qua lại nên về mùa mưa, việc đi lại của bà con hết sức nguy hiểm.Nhất là khi mùa thu hoạch nông sản tiềm ẩn nhiều rủi ro cao.

Đã có nhiều vụ nước sông cuốn cả người trâu, lúa và nông sản. Vì vậy tôi tha thiết, mong muốn các cấp, ngành xây dựng cầu để phục vụ cho người dân đi lại dễ dàng hơn”, ông Hùng nói.

chọn
TP HCM chốt phương án điều chỉnh quy hoạch chung
Theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 vừa được thông qua, thành phố dự kiến hình thành và phát triển thành 5 phân vùng.