Không được xét tuyển đặc cách vì vướng Nghị quyết của HĐND tỉnh

Báo Lao Động nhận được phản ánh của nữ giáo viên Tạ Thị Thùy Nhung (SN 1990, trú tại khóm Hữu Nghị, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) về việc bản thân không được xét tuyển đặc cách viên chức năm học 2017-2018 của Sở GDĐT tỉnh Quảng Trị.
khong duoc xet tuyen dac cach vi vuong nghi quyet cua hdnd tinh

Dù đủ điều kiện hợp đồng 36 tháng và đóng BHXH hơn 3 năm, nhưng "vướng" Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Trị nên nữ giáo viên Tạ Thị Thùy Nhung không đủ điều kiện xét tuyển đặc cách. Ảnh: HT.

Báo Lao Động nhận được phản ánh của nữ giáo viên Tạ Thị Thùy Nhung (SN 1990, trú tại khóm Hữu Nghị, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) về việc bản thân không được xét tuyển đặc cách viên chức năm học 2017-2018 của Sở GDĐT tỉnh Quảng Trị.

Tạ Thị Thùy Nhung là giáo viên hợp đồng môn Lịch sử tại Trường THPT Bến Hải (trước là Trường THPT Nguyễn Công Trứ, thuộc huyện Vĩnh Linh) từ năm học 2012-2013 cho đến nay. Đã dạy hợp đồng 54 tháng, nhưng Nhung chỉ đóng BHXH từ 1.2014-10.2017. Quá trình công tác, nữ giáo viên được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đạt được nhiều kết quả.

Đợt rồi, nhận thấy đủ các điều kiện, Nhung làm hồ sơ xét tuyển đặc cách viên chức năm học 2017-2018, nộp vào ngày 23.10, nhưng đến 4.11, Sở GDĐT yêu cầu rút lại hồ sơ.

Trao đổi với Lao Động, lãnh đạo Sở GDĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, nhìn qua thì hồ sơ của Nhung đủ điều kiện, nhưng đối chiếu với một số quy định thì không đạt. Vì vậy, đơn vị đã làm văn bản, gửi Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị đề nghị thẩm định hồ sơ này.

Ông Trần Hữu Anh – Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh nói, hồ sơ của Nhung không đủ điều kiện tuyển đặc cách. Nguyên nhân là do trước năm 2014, giáo viên này không đóng BHXH, mà không đóng BHXH là vi phạm quy định, nên không được công nhận thời gian công tác đó.

Đặc biệt, Nghị quyết số 24 ngày 11.12.2013 của HĐND tỉnh Quảng Trị về biên chế hành chính, sự nghiệp năm 2014 nêu: “Từ năm 2014 chấm dứt các hình thức hợp đồng đối với vị trí việc làm và số người làm việc được phê duyệt”.

Vì nghị quyết yêu cầu chấm dứt các hình thức hợp đồng từ năm 2014, nên thời gian công tác của Thùy Nhung từ năm 2014 đến nay không được công nhận.

“Xem hồ sơ, chúng tôi biết sự cống hiến và trình độ của giáo viên này, nhưng Nghị quyết quy định thì không thể làm khác” – ông Trần Hữu Anh, nói.

Ông Hồ Ngọc Sức – Hiệu trưởng Trường THPT Bến Hải thông tin, ban đầu Nhung được ký hợp đồng thoả thuận dạy theo tiết, mỗi tháng chỉ khoảng 1 triệu đồng, nên không đóng BHXH. Từ 2014 đến nay, số tiết tăng lên và công việc cũng nhiều, nên trường đóng BHXH cho cô Nhung đầy đủ. “Ở trường thiếu giáo viên, nếu không hợp đồng thì không đảm bảo công tác giáo dục” – ông Sức, nói.

Được biết, tình trạng nhà trường tự hợp đồng với giáo viên làm công tác giảng dạy tại địa phương không ít. Việc này dù không đúng nghị quyết, nhưng không có giáo viên hợp đồng thì công tác giảng dạy không thể hoàn thành. Trường hợp nữ giáo viên nói trên đã cống hiến nhiều năm, được nhà trường tín nhiệm, nếu cứng nhắc theo nghị quyết mà không nhìn vào tình hình thực tế, sẽ ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người lao động.

Liên quan đến vụ việc này, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, đã có văn bản đề nghị Sở GDĐT tỉnh và Sở Nội vụ tỉnh nghiên cứu, trả lời cụ thể.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.