Không tháo dỡ, nhà nghỉ trên đèo Mã Pì Lèng hoạt động trở lại

Dịch vụ cà phê, giải khát tại nhà nghỉ Mã Pì Lèng Panorama hoạt động trở lại bất chấp yêu cầu dừng hoạt động và tháo dỡ một phần công trình.

Theo ghi nhận, nhà nghỉ Panorama trên đèo Mã Pì Lèng (tỉnh Hà Giang) đã hoạt động trở lại sau hơn 2 tháng đóng cửa.

Thời điểm này, du khách đến nhà nghỉ chưa thể đặt phòng, nhưng có thể sử dụng các dịch vụ cà phê, nước giải khát. Theo tấm biển ghi tại lối ra vào, khách hàng được yêu cầu gọi đồ uống để thay cho "phí dịch vụ ngắm cảnh".

Không tháo dỡ, nhà nghỉ trên đèo Mã Pì Lèng hoạt động trở lại - Ảnh 1.

Nhà nghỉ Mã Pì Lèng Panorama trước thời điểm bị yêu cầu đóng cửa. (Ảnh: Ngọc Tân).

Trao đổi với Zing.vn, đại diện Sở Xây dựng tỉnh Hà Giang cho biết tiến độ tháo dỡ công trình vẫn đang được Sở đốc thúc. Gần đây, bà Vũ Ngọc Ánh (chủ đầu tư công trình) đã chủ động thuê tư vấn biên soạn hồ sơ cải tạo công trình để trình lên Sở Xây dựng, trong đó đưa một số phương án tháo dỡ.

"Sở Xây dựng đang chờ ý kiến của UBND tỉnh, Sở Văn hóa và các đơn vị chuyên môn về các phương án tháo dỡ mà chủ đầu tư đưa ra", đại diện Sở Xây dựng Hà Giang thông tin.

Việc nhà nghỉ Panorama không những chưa bị tháo dỡ mà còn tái diễn hoạt động kinh doanh khiến nhiều người bất ngờ. Cách đây hơn 2 tháng, các sở, ngành của tỉnh Hà Giang đã đề xuất UBND tỉnh tháo dỡ một phần tòa nhà trước ngày 15/11. UBND huyện Mèo Vạc cũng yêu cầu công trình tạm dừng hoạt động.

Không tháo dỡ, nhà nghỉ trên đèo Mã Pì Lèng hoạt động trở lại - Ảnh 2.

Mở cửa trở lại, nhà nghỉ trên đèo Mã Pì Lèng yêu cầu khách hàng gọi đồ uống để thay cho "phí dịch vụ ngắm cảnh". (Ảnh: OFFB).

Cuối tháng 11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các bộ ngành nghiên cứu xử hàng loạt công trình xây sai phép, xâm phạm các di sản miền núi như nhà nghỉ Panorama trên đỉnh Mã Pì Lèng, thang máy ở Đồng Văn, khu du lịch tâm linh Lũng Cú (Hà Giang), trạm dừng chân trái phép trên đèo Đại Ninh (Bình Thuận)… Tuy nhiên, đến nay công trình Mã Pì Lèng Panorama vẫn hoạt động.

Trước đó, đoàn kiểm tra liên ngành đứng đầu là Sở Xây dựng tỉnh Hà Giang đã kiểm tra cụ thể công trình và phát hiện nhiều vi phạm.

Ông Giàng A Chinh, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Giang, khẳng định công trình chưa có đủ thủ tục pháp , không thân thiện với môi trường và phá vỡ cảnh quan của điểm dừng chân Mã Pì Lèng.

Sở Văn hóa tỉnh Hà Giang khẳng định công trình chưa có giấy chứng nhận đầu tư, dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chủ đầu tư cũng chưa được cấp giấy chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư.

Sau khi họp bàn, các sở ngành của tỉnh Hà Giang đề xuất giữ lại, cải tạo phần công trình nằm sát đường quốc lộ để đảm bảo thân thiện với môi trường, còn toàn bộ phần công trình phía sau sẽ đập bỏ hết.

Nhà nghỉ Mã Pì Lèng Panorama gồm 7 tầng với kết cấu bê tông cốt thép, được xây trên đèo Mã Pì Lèng từ năm 2018, đưa vào sử dụng đầu 2019. Công trình có 5 ban công lớn nhìn thẳng xuống sông Nho Quế và hẻm Tu Sản.

Trao đổi với Zing.vn ngày 5/10, bà Vũ Ngọc Ánh, chủ nhân Mã Pì Lèng Panorama, thừa nhận công trình thiếu giấy phép xây dựng. Tuy nhiên bà này khẳng định việc xây dựng có sự ủng hộ, hậu thuẫn của chính quyền huyện Mèo Vạc.

Chủ Mã Pì Lèng Panorama: 'Tôi xây nhà không hề vụng trộm': Bà Vũ Ngọc Ánh, chủ nhà nghỉ Mã Pì Lèng Panorama, cho biết việc xây dựng công trình này là tâm huyết của bà, mong phát triển du lịch địa phương.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.