Kiểm tra việc nghiệm thu cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây

Từ ngày 26 – 28/4, Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng cơ bản (gọi tắt là Hội đồng), kiểm tra công tác nghiệm thu Dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây trước khi đưa vào khai thác.
Trong 3 ngày nêu trên, Hội đồng với sự tham gia của khoảng 20 thành viên tiến hành kiểm tra hiện trường trên toàn tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây; rà soát hồ sơ hoàn thành công trình, các điều kiện nghiệm thu.
 
Ngày 28/4, Hội đồng sẽ họp đánh giá kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây để đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Hội đồng yêu cầu Ban Quản lý dự án Thăng Long (đại diện chủ đầu tư cao tốc) chuẩn bị tài liệu, báo cáo phục vụ công tác kiểm tra nghiệm thu.
 

 Điểm cuối cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. 

 

Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây dài 99 km, từ Bình Thuận đến Đồng Nai, điểm cuối của dự án kết nối trực tiếp với cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Dự kiến, sáng 29/4 dự án khánh thành, ngay sau đó các phương tiện được lưu thông trên tuyến chính là phần đường cao tốc.
 
Tuy nhiên, đến nay nhiều nút giao trên tuyến cao tốc chưa hoàn thành, vì vậy, để vào cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, các phương tiện chỉ có thể lưu thông từ 3 nút giao chính gồm: nút giao với cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, nút giao Quốc lộ 1A (thuộc địa phận huyện Thống Nhất và Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) và nút giao Ba Bàu ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Tại các vị trí nút giao khác và đường gom dân sinh, đường song hành, cầu vượt trên tuyến sẽ được rào chắn để đảm bảo an toàn giao thông.

Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Hiện các cơ quan trung ương đang xây dựng phương án thu phí. Trong thời gian này, cao tốc chưa thu phí phương tiện lưu thông.
chọn
Nhiều dự án ở tỉnh lẻ bung hàng
Những tháng cuối năm, thị trường bất động ở các tỉnh lẻ như Thanh Hóa, Thái Nguyên, Lào Cai, Bắc Ninh... bắt đầu đón nguồn cung từ các dự án mới.