Kiến nghị dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê đã đầu tư gần 1.600 tỷ đồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê ( Hà Tĩnh). Bộ này đã đề xuất Thủ tướng xem xét cho phép dừng triển khai dự án.
kien nghi dung khai thac mo sat thach khe da dau tu gan 1600 ty dong
Mỏ sắt Thạch Khê đã được đầu tư gần 1.600 tỷ đồng.

Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê (mỏ sắt Thạch Khê) do Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC) làm chủ đầu tư. Tính đến tháng 11/2016, TIC đã giải ngân để thực hiện dự án là gần 1.590 tỷ đồng.

Trong đó, chi phí lập dự án, thiết kế kỹ thuật là 402,5 tỷ đồng, chi phí bóc đất tầng phủ là gần 435 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư là hơn 380 tỷ đồng, chi phí mua một số máy móc như máy xúc, máy cẩu là 127 tỷ đồng…

Tuy nhiên, UBND tỉnh Hà Tĩnh còn quan ngại nguy cơ sạt lở tầng khai thác và bờ mỏ trên các tuyến đường vận tải trong biên giới mỏ do độ sâu khai thác lộ thiên mỏ sắt Thạch Khê là -550m.

Phương án vận chuyển quặng sắt bằng đường bộ của dự án cũng không khả thi vì với nhu cầu vận chuyển quặng sắt giai đoạn 1 là 5 triệu tấn/năm thì cứ 5 phút lại có một xe trọng tải 40 tấn đi từ mỏ sắt Thạch Khê đến cảng Vũng Áng. Như vậy, khả năng chịu tải của tuyến đường bộ của địa phương sẽ không đảm bảo, ảnh hưởng đến các phương tiện và con người khi tham gia giao thông.

Thị trường tiêu thụ quặng sắt dài hạn của dự án cũng chưa đảm bảo chắc chắn bởi Tập đoàn Hòa Phát chỉ ký thỏa thuận nguyên tắc mua bán quặng sắt từ năm 2017-2021 với khối lượng là 3 triệu tấn/năm. Giai đoạn 2022-2027 vẫn chưa có thỏa thuận cụ thể. Trong khi đó, Công ty Formosa Hà Tĩnh có nhu cầu tiêu thụ quặng sắt từ 7-14 triệu tấn/năm lại chưa có ý định mua quặng sắt của mỏ Thạch Khê nên phương án tiêu thụ dài hạn của mỏ sắt là chưa chắc chắn.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương thì năng lực tài chính của TIC cũng không thể đảm bảo tiến độ đầu tư dự án theo cam kết nếu như TIC không tìm ra phương án huy động tài chính mới khả thi.

Các cơ quan chức năng cũng còn quan ngại về vấn đề môi trường của dự án như: cạn kiệt nguồn nước ngầm, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, gây sụt lún, ảnh hưởng đến nông nghiệp và dân sinh trong vùng.

kien nghi dung khai thac mo sat thach khe da dau tu gan 1600 ty dong
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị dừng dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê.

Ngoài ra, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì việc dự án mỏ sắt Thạch Khê tạm dừng từ năm 2011 đến nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến chủ đầu tư và người dân. Nếu dự án tiếp tục tạm dừng, khoản đầu tư gần 1.590 tỷ đồng sẽ chậm được hoàn vốn, lãng phí cơ sở vật chất, thiết bị đã đầu tư.

Các hộ dân được di chuyển đến khu tái định cư và các hộ dân chưa được giải quyết tái định cư đều bị ảnh hưởng, nguy cơ trở thành điểm nóng về an ninh trật tự. Nếu địa phương không sớm công bố về quan điểm, hướng triển khai dự án thì sẽ dễ gây mất niềm tin của nhân dân. Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Tĩnh thì có hơn 2.900 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Họ không được cấp đất mới, không được tách hộ, nhiều hộ có 3 đến 4 thế hệ cùng ở trong một nhà.

Chính vì việc dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê bị ngưng trệ nên địa phương không thể thu hút đầu tư các dự án khác trên diện tích đã quy hoạch. Hiện nay, cơ sở đầu tư tại vùng dự án đã xuống cấp nghiêm trọng, một số khu tái định cư đầu tư dở dang gây lãng phí.

Từ những lý do nêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chủ trương cho phép TIC dừng dự án. Kiến nghị Thủ tướng báo cáo lên Bộ Chính Trị xin ý kiến chỉ đạo về việc dừng đầu tư Tổ hợp Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê và Dự án sản xuất phôi thép công suất 2 triệu tấn/năm.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng xin phép Thủ tướng Chính phủ cho Bộ này chủ trì thành lập tổ công tác liên ngành phối hợp cùng các Bộ, ngành, doanh nghiệp liên quan để đánh giá tổng thể và đề xuất phương án xử lý tồn tại về tài chính, đất đai, hoàn thổ, công trình đầu tư dở dang của đề án phát triển kinh tế bền vững kinh tế xã hội của các xã chịu ảnh hưởng từ dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê.

Năm 2007, Công ty cổ phần sắt Thạch Khê đã ra mắt với 9 cổ đông sáng lập và có vốn điều lệ là 2.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, một số cổ đông đã không góp vốn đúng cam kết, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch hoạt động của công ty. Sau đó, Bộ Công Thương đã tiến hành tái cơ cấu lại doanh nghiệp này theo hướng Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giữ cổ phần chi phối, loại bỏ một số cổ đông khác. Tuy nhiên, sau 10 năm, công tác triển khai dự án vẫn với tốc độ "rùa bò".
chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.