Kiến nghị giảm 120 năm thu phí hoàn vốn của 40 dự án giao thông

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị giảm tới 120 năm thu phí hoàn vốn của 40 dự án giao thông của Bộ GTVT và địa phương.
kien nghi giam 120 nam thu phi hoan von cua 40 du an giao thong
(Ảnh minh họa: Di Linh)

Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước về Kết quả kiểm toán 17 dự án đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng BT trong năm 2017, hầu hết các dự án BT đều lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định thầu.

Ngoài ra, việc thanh toán cho nhà đầu tư theo hình thức giao đất đã giải phóng mặt bằng có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê không thông qua hình thức đấu giá là chưa phù hợp quy định của Luật Đất đai năm 2013 và là kẽ hở dẫn đến thất thoát ngân sách.

Các dự án BT còn nhiều vấn đề như quy định về thời điểm giao đất để thanh toán dự án BT và thời điểm giao dự án BT còn bất cập, không rõ ràng dẫn đến việc thanh toán dự án BT bằng quỹ đất không đảm bảo nguyên tắc ngang giá.

Thanh toán trước cho nhà đầu tư trong khi nhà đầu tư chưa phải xuất hóa đơn GTGT do công trình chưa hoàn thành thực chất là thanh toán trước tiền thuế GTGT cho nhà đầu tư tại thời điểm chưa phát sinh là một điểm bất hợp lý, tạo ra việc chiếm dụng vốn từ NSNN.

Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, vốn đầu tư các dự án BT chủ yếu là vốn vay (khoảng 85%) và được tính lãi, với lãi suất tối đa huy động bằng 1,3 lần lãi suất TPCP, dẫn đến thực chất gần như toàn bộ dự án là vốn của Nhà nước hoặc là vốn của Nhà nước đi vay với mức lãi suất cao hơn lãi suất Nhà nước huy động để đầu tư thực hiện dự án.

"Điều này cho thấy, việc thực hiện dự án BT không thực sự giảm gánh nặng cho NSNN", Kiểm toán Nhà nước nhận định.

Đối với các dự án PPP của Bộ GTVT, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho biết từ 2002 đến nay Bộ này đã thu hút nhà đầu tư, triển khai thực hiện 75 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông.

Đến thời điểm kiểm toán (tháng 3/2017) có 57 dự án hoàn thành đưa vào khai thác góp phần giải quyết tắc nghẽn, quá tải và từng bước hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, song còn một số tồn tại, hạn chế.

Cụ thể, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho biết, Bộ GTVT đã không gửi danh mục dự án đến các Bộ, ngành và địa phương có liên quan để lấy ý kiến khi xây dựng và phê duyệt danh mục 66 dự án gọi vốn đầu tư theo hình thức PPP.

Có 49/75 dự án được công bố trên phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có 45/49 dự án không thuộc danh mục 66 dự án được phê duyệt.

Có 56/75 dự án là nâng cấp, cải tạo, mở rộng các tuyến đường do NSNN đầu tư từ trước (2.535 km) và chỉ có 19/75 dự án đầu tư mới (526 km) thấp hơn nhiều so với mục tiêu (đầu tư mới 2.629 km) trong danh mục kêu gọi đầu tư được phê duyệt.

Đáng chú ý là có tới 74/75 dự án thực hiện theo hình thức chỉ định thầu, trong đó Bộ GTVT đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chỉ định thầu 22 dự án ngoài quy định, lựa chọn một số Nhà đầu tư chưa đảm bảo năng lực theo quy định.

Bên cạnh đó, qua kiểm toán chi tiết 40 dự án cho thấy phương án tài chính sai sót, chưa có quy định tính thời gian hoàn vốn...

"Vị trí đặt một số trạm thu phí chưa phù hợp, 31/87 trạm không đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 2 trạm là 70 km và 6 trạm thực hiện thu phí hoàn vốn trước thời điểm dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

Việc triển khai thu phí tự động không dừng còn chậm ; nghiệm thu, thanh toán còn sai sót; chất lượng thi công chưa đảm bảo...", Kiểm toán Nhà nước đánh giá.

Ngoài ra, đơn vị này đã kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 40 dự án là 120 năm so với phương án tài chính ban đầu và giảm giá trị đầu tư 1.467,3 tỷ đồng (Năm 2016 trở về trước, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm 107,4 năm của 27 dự án).

kien nghi giam 120 nam thu phi hoan von cua 40 du an giao thong BOT Thái Nguyên - Chợ Mới lo phá sản: Chờ Bộ GTVT không được, CIENCO4 'cầu cứu' Quốc hội

Một tháng sau khi thu giá thử ở dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới nhưng Bộ GTVT chưa có ý kiến, CIENCO4 "cầu ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.