Kinh nghiệm tự sơn lại nhà vừa đẹp vừa tiết kiệm 2022

Để việc “thay áo mới” cho ngôi nhà cũ của bạn được hoàn hảo và tiết kiệm chi phí nhất, hãy cùng “bỏ túi” ngay những kinh nghiệm tự sơn lại nhà đầy hữu ích trong bài viết sau.

Bật mí kinh nghiệm tự sơn lại nhà hiệu quả nhất 2022

Việc sơn lại nhà cũ đòi hỏi sự tỉ mỉ và tập trung cao từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn thiện nhằm mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao nhất cho ngôi nhà. Đây chính là lý do tại sao bạn cần có kinh nghiệm tự sơn lại nhà để giúp giải quyết công việc đầy thử thách này. 

Chuẩn bị vật liệu và dự trù kinh phí

Lớp sơn tốt sẽ giúp bảo vệ tối đa ngôi nhà của bạn khỏi những tác động từ môi trường. Vì vậy, trước khi tiến hành sơn sửa, bạn cần chọn màu sơn phù hợp với tình trạng hiện tại của ngôi nhà. Ngoài ra, khi chọn màu sơn nhà, chủ nhà nên cân nhắc đến phong cách thiết kế chung và các yếu tố phong thủy để mang lại tài vận cũng như may mắn cho gia đình.

Lưu ý, chủ nhà cần đo đạc diện tích của toàn bộ ngôi nhà để mua vừa đủ lượng, tránh mua thiếu hụt hoặc dư thừa gây lãng phí.

Tham khảo giá của các loại sơn được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay để có lựa chọn phù hợp với điều kiện tài chính của gia đình:

Loại sơn

Giá

Sơn nhà Maxilite 18 lít 

750.000 - 900.000 đồng 

Sơn nhà Jotun 18 lít

1.100.000 - 1.300.000 đồng 

Sơn nhà Dulux 18 lít

1.200.000 - 1.400.000 đồng  

Sơn nhà Mykolor 18 lít

2.200.000 - 2.400.000 đồng 

Ngoài chọn màu sơn nhà, bạn cũng cần chọn các dụng cụ để việc sơn nhà diễn ra trơn tru và hoàn hảo nhất. Tham khảo bảng dưới đây:

Tên vật dụng

Công dụng

Giá

Giấy nhám

Xóa đi lớp sơn tường cũ

3.400 - 10.800 đồng/m

Cọ sơn

Sơn trên các bề mặt không đều, quét bụi bặm ra các góc nứt 

15.000 - 50.000 đồng

Cây lăn

Lăn sơn tường

20.000 - 55.000 đồng

Cán lăn sơn nối dài

Gắn vô cây lăn, tiến hành sơn tường ở các vị trí cao

189.000 đồng

Bột trét

Làm phẳng bề mặt cần sơn

250.000 - 349.000 đồng

Sơn phủ

Bảo vệ và trang trí cho tường

170.000 - 780.000 đồng

 

Ảnh: Kinh nghiệm làm nhà

Vệ sinh tường cũ trước khi sơn

Công đoạn quan trọng nhất trước khi sơn tường đó là vệ sinh và xử lý các vấn đề của bề mặt tường. Nếu xử lý tốt, lớp sơn mới sẽ bám chắc vào tường, còn nếu xử lý kém, lớp sơn tường sẽ không đồng đều và gây lãng phí sơn. Đối với trường hợp tường bị rêu, nấm quá nhiều, chủ nhà cần rửa sạch với áp lực nước mạnh hoặc các dung dịch chống rêu thật kỹ. 

Ngoài ra, với bề mặt tường đã từng sử dụng giấy dán tường, bạn cần xử lý thật sạch các vết bẩn, keo dán cũ với dung môi hoặc giấy nhám. Trường hợp bề mặt bị lỗ hổng, bạn cần phải trám trét lại bằng bột trét và để khô trước khi tiến hành sơn lại.

Lưu ý, sau khi xử lý các vấn đề trên tường cũ, bạn để tường trong tình trạng thô khoảng 3 - 4 ngày rồi mới sơn lớp mới. Bạn nên chú ý không được sơn nhà vào những ngày mưa hoặc thời tiết ẩm ướt, vì như vậy sẽ khiến lớp màng sơn lâu khô, không bám được vào tường, dễ bị bong tróc, phồng rộp và nấm mốc.

Ảnh: Happynest

Tiến hành thi công sơn lại nhà

Khi tiến hành sơn, các bạn nên di chuyển các đồ vật ra khỏi vị trí sơn, tránh khi thi công sơn nhà bị rơi vãi xuống làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như chất lượng của các món đồ nội thất. Song song đó, bạn cần trải bạt hoặc là rải một lớp cát để tránh sơn rơi vãi dính bẩn cho sàn nhà.

Để tiến hành sơn nhà, bạn cần sơn lần lượt theo các bước sau:

- Thi công sơn lót: Dùng chổi hoặc con lăn tiến hành lăn 1 - 2 lớp sơn lót chống kiềm

- Thi công sơn phủ: Lăn hai lớp sơn phủ màu 

Vào giai đoạn này, chủ nhà cần sơn nhẹ nhàng từ thấp đến cao, lăn lượt đi và về nhiều lần, đảm bảo các lớp sơn phủ đều lên mặt tường, tránh lăn quá mạnh tay khiến sơn đọng lại trên tường gây mất thẩm mỹ. Thông thường, các lớp sơn được sơn cách đều khoảng 2-3 tiếng để tường có đủ độ khô và có thể tiếp nhận lớp sơn tiếp theo.

Ảnh: Thợ sơn nhà

Vệ sinh, dặm vá sau sơn

Quá trình tiến hành sơn lại nhà sẽ không tránh khỏi những lỗi kỹ thuật, va đập, bụi bám vào bề mặt sơn. Vì vậy, bạn hãy tiến hành kiểm tra rà soát kỹ lưỡng từng vị trí đã thi công. Nếu tường có xuất hiện vấn đề nào đó, bạn cần sửa chữa lại cho đồng nhất, tránh những vấn đề phát sinh về sau. Ngoài ra, bạn có thể làm mịn bề mặt sau sơn bằng cách dùng bao xi măng chà nhẹ lên bề mặt tường.

Những lưu ý cần biết khi tự sơn lại nhà

Ngoài những kinh nghiệm sơn lại nhà đã nêu trên, bạn cũng cần chú ý những điều sau:

- Di chuyển hoặc che đậy, bọc các đồ nội thất trong nhà để tránh bụi bẩn, vết sơn bám dính vào đồ đạc

- Cần tính toán kỹ càng để mua nguyên liệu sơn để không bị thiếu hụt hoặc dư thừa dẫn đến lãng phí

- Cần cân nhắc lựa chọn thời điểm, thời tiết khô ráo, độ ẩm thấp là điều kiện lý tưởng để bạn thi công sơn đạt hiệu quả tốt nhất.

- Người sơn cần sử dụng khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn vào trong mũi, đồng thời, cần đeo kính bảo hộ lao động để tránh sơn bắn vào mắt gây nguy hiểm

Ảnh: 9houz

Trên đây là những thông tin về kinh nghiệm tự sơn lại nhà mà bạn có thể tham khảo và áp dụng, giúp cho việc sơn nhà trở nên dễ dàng hơn và ít tốn kém nhất.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.