Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp kỉ lục trong 27 năm qua

Trung Quốc chứng kiến GDP chỉ tăng khoảng 6,2% trong quý II năm nay. Mức tăng nhất trong 27 năm qua, được cho là do tình hình chiến thương mại với Mỹ ngày càng leo thang.

CNBC dẫn tin Cục Thống kê Trung Quốc vừa xác nhận từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng 6,2%. Mức tăng trưởng này đúng như dự đoán của nhà phân tích trên tờ Reuters nhưng thấp hơn mức tăng trưởng 6,4% trong quý đầu tiên của năm 2019.

Ảnh chụp Màn hình 2019-07-15 lúc 10

Mức tăng thấp chưa từng có của Trung Quốc kể từ năm 1992. (Đồ họa: Tất Đạt).

Tăng trưởng kinh tế quý II/2019 có tốc độ chậm nhất kể từ năm 1992. Trong nửa đầu năm nay, GDP của Trung Quốc tăng 6,3%. Cục Thống kê Trung Quốc cho biết nền kinh tế phải đối mặt tình huống phức tạp, với dư địa bất ổn ngoài lãnh thổ ngày càng tăng. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng phải đối mặt với áp lực giảm tốc mới và sẽ cố gắng đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định.

Tranh chấp thương mại kéo dài hàng tháng của Trung Quốc với Mỹ đã và đang đè nặng lên nền kinh tế của nước này.

Tình hình xuất khẩu của Trung Quốc đang chậm lại. Nhưng đáng lo ngại hơn là sự chậm lại thậm chí còn mạnh hơn trong việc nhập khẩu của Trung Quốc có nguy cơ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này có thể tổn thương các nước châu Á khi Trung Quốc vẫn là một thị trường lớn của họ.

Colin Graham, Giám đốc Đầu tư của các giải pháp đa tài sản tại Eastspring Investments, cảnh báo: "Các nhà máy đang sa thải công nhân khi các đơn đặt hàng ngày càng thưa dần? Điều này khiến mục tiêu hàng đầu của người dân hiện tại là 'chúng tôi muốn có được việc làm'. Từ đó, cấu trúc xã hội của Trung Quốc sẽ biến động và tôi nghĩ điều đó rất quan trọng đối với chính quyền".

105925344-1558455622671gettyimages-1052487262

Ổn định việc làm là vấn đề cấp bách hiện giờ của chính phủ Trung Quốc. (Ảnh: CNBC).

Graham cho biết Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ giới thiệu thêm các biện pháp kích thích tài khóa trong những tháng tới để ổn định nền kinh tế. Ông khẳng định: "Họ đủ sức để đảm bảo nền kinh tế không bị chậm lại quá nhanh". 

Ông dự kiến tăng trưởng GDP cả năm 2019 của Trung Quốc sẽ không đổi ở mức 6,2% - 6,3%.

Trong tháng 6, sản lượng nhà máy tăng 6,3%, doanh số bán lẻ của Trung Quốc tăng 9,8% và đầu tư nửa đầu năm cũng tăng khoảng 5,8%. Cả ba chỉ tiêu trên đều vượt dự báo. Điều này cho thấy các biện pháp kích thích của Trung Quốc để "phanh" lại đà xuống dốc dường như đang phát huy tác dụng.

Kinh tế Đông Nam Á chậm nhịp vì chiến tranh thương mại

Chiến tranh thương mại cũng lan tỏa đến nhiều nền kinh tế khác trong Đông Nam Á. Một trong 4 con rồng châu Á - Singapore, vừa ghi nhận tốc độ tăng GDP trong quý II/2019 chỉ 0,1%. Đây là mức tăng trưởng thấp kỉ lục trong 10 năm qua.

Không chỉ Singapore, các nước sáng lập ASEAN cũng chứng kiến sự ì ạch của nền kinh tế từ tháng 4 đến tháng 6 vừa qua. Theo Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản và Nikkei Asian Review, kinh tế Philippines chỉ tăng 5,9%, con số này ở Indonesia là 5,1% và 4,4% cho Malaysia. Thấp nhất là con số 2,7% của Thái Lan. Trong giai đoạn này, tăng trưởng GDP của các nước đã giảm ít nhất 4,2%, có nước giảm 6,7%.

Riêng Việt Nam, Tổng cục Thống kê báo cáo mức tăng trưởng của nền kinh tế trong quý II lên đến 6,7%.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.