Làm việc đến chết - cái giá đổi lấy tăng trưởng kinh tế

Áp lực công việc năng nề là nguyên nhân khiến nhiều người làm việc quá sức và tìm đến cái chết. 
lam viec den chet cai gia doi lay tang truong kinh te Người châu Á làm việc như những cỗ máy
lam viec den chet cai gia doi lay tang truong kinh te Vấn nạn 'làm việc tới chết' của người Nhật

Ngày 25/12/2015, Matsuri Takahashi, một nhân viên của Dentsu, hãng truyền thông lớn nhất Nhật Bản, gieo mình tự vẫn từ ký túc xá cao tầng của công ty. Trường hợp của cô được kết luận là karoshi - chết do làm việc quá sức.

Trước khi qua đời, cô gái 24 tuổi để lại lời nhắn tuyệt mệnh cho mẹ mình, nói rằng đã phải chịu quá nhiều mệt mỏi vì công việc. "Tạm biệt mẹ yêu quý của con. Cuộc sống, công việc, mọi thứ đều thật đau đơn".

Dentsu nổi tiếng vì văn hóa làm việc đòi hỏi cao, với phương châm “khách hàng là trên hết”. Một nhân viên cho biết anh và đồng nghiệp phải làm bất cứ điều gì để khiến khách hàng hài lòng.

"Hầu hết thời gian của tôi là ở Đài truyền hình. Tôi chẳng cả có thời gian về nhà nữa", anh nói.

Theo Nikkei Asian Review, Dentsu có mối liên kết mật thiết với chính phủ và các đối tác truyền thông. Đây là một trong những công ty trả lương cao nhất Nhật Bản, thu hút sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu. Với hơn 7,000 nhân viên, Dentsu có tầm ảnh hưởng rất lớn tại Nhật.

lam viec den chet cai gia doi lay tang truong kinh te
Dentsu nổi tiếng vì văn hóa làm thêm giờ. Ảnh: Nikkei Asian Review

Tuy nhiên, sự ra đời của truyền thông xã hội và quảng cáo trực tuyến đã khiến marketing truyền thống mất đi vị thế thống trị. Dù không mang lại nhiều lợi nhuận như quảng cáo truyền thống, quảng cáo trực tuyến lại tốn nhiều nhân lực do luôn phải được cập nhật và phản hồi kịp thời.

Nhưng ở Dentsu, quảng cáo trên tivi vẫn là thế mạnh, ăn sâu vào lối suy nghĩ và phong cách làm việc của công ty. Những giám đốc không có nhiều kiến thức về quảng cáo kỹ thuật số thường đưa ra chỉ thị sai lệch hoặc không rõ ràng. Nhân viên chẳng còn cách nào khác ngoài làm việc cật lực để đáp ứng kỳ vọng của sếp.

Sau khi cái chết của Takahashi được công khai, Dentsu cấm nhân viên ở lại sau 22h. Dù vậy, việc thay đổi văn hóa công ty không phải chuyện một sớm một chiều. Các nhân viên vẫn giữ thói quen làm thêm giờ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng.

Nổi tiếng với văn hóa làm việc kỷ luật và khắt khe, hàng năm Nhật Bản có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người làm việc tới chết, hay còn gọi là karoshi. Theo Bộ Lao động Nhật Bản, trong vòng một năm tính đến tháng 3/2016, 96 trường hợp karoshi được ghi nhận. Hiện tượng này phổ biến tới nỗi thuật ngữ karoshi còn xuất hiện trong từ điển tiếng Anh.

Rất nhiều nước châu Á cũng đang gặp vấn nạn tương tự. Theo Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), có tới 32% nhân viên ở Hàn Quốc làm việc trên 49 giờ/tuần. Tỷ lệ này tại Hong Kong là 30%, tại Singapore là 25%, tại Nhật là 21%.

Ngày 13/12/2015, Li Junming, một nhân viên của Tập đoàn Tencent đã đột tử khi đang đi dạo. Tencent là công ty tư nhân phát triển nhanh nhất Trung Quốc, nổi tiếng với ứng dụng WeChat, được định giá lên tới 230 tỷ USD. Li hiện giữ chức trưởng nhóm phát triển sản phẩm thuộc mảng game, đóng góp rất lớn cho thành tựu của công ty.

Sau khi Li qua đời, các đồng nghiệp của anh đã yêu cầu công ty phải cải thiện điều kiện làm việc, cho phép họ rời khỏi văn phòng trước 22h.

lam viec den chet cai gia doi lay tang truong kinh te
Nhân viên kiệt sức vì công việc dần trở vấn nạn đáng báo động tại Trung Quốc. Ảnh: Nikkei Asian Review

Các vụ tử vong do làm việc quá sức đang xảy ra với tần suất ngày càng tăng tại Trung Quốc. Mỗi năm, nước này có khoảng 600.000 người chết vì làm việc quá sức. Giáo sư Lu Shangbin từ Đại học Vũ Hán cho biết, nhân viên phải chịu nhiều áp lực do các công ty luôn đòi hỏi lợi nhuận tối đa. Một giám đốc kinh doanh tại Bắc Kinh chia sẻ anh luôn cảm thấy sợ đi làm và không ngừng hối tiếc vì đã chuyển sang bộ phận này. Sau 20 ngày liền không ngủ do áp lực công việc, anh phải tới gặp bác sĩ.

Luật lao động Trung Quốc quy định nhân viên không làm quá 8 giờ/ngày và 44 giờ/tuần. Nhưng luật pháp không thể theo kịp đà tăng trưởng chóng mặt của nền kinh tế. Theo guồng quay ấy, các công ty thường tìm cách lách luật. Khoảng 3.000 vụ tranh chấp lao động xảy ra mỗi năm và chưa hề có dấu hiệu dừng lại.

Dù làm việc nhiều, nhưng năng suất lao động tại châu Á lại kém xa các nước Âu Mỹ. Theo số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, năm 2012, GPD mỗi giờ tại Nhật và Hàn lần lượt là 40,10 USD và 28,90 USD, trong khi tại Na Uy là 86,60 USD, tại Mỹ là 64,10 USD và Đức là 58,0 USD.

Theo Jon Messenger, chuyên gia cao cấp tại ILO, giờ làm việc càng kéo dài thì hiệu quả công việc càng đi xuống. Một nghiên cứu cho thấy thời gian làm việc ngoài giờ cứ tăng 10% thì năng suất lao động lại giảm 2,4%.

"Giờ làm việc kéo dài còn ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người lao động, làm phát sinh chi phí cho doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế,” Messenger nhận định.

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.