Làn sóng IPO dâng cao ở Mỹ, Trung Quốc và trầm lắng ở châu Âu do đâu?

Chỉ khoảng 26 đợt IPO diễn ra ở châu Âu trong năm nay, ít hơn gần 1/3 so với 70 thương vụ IPO ở Mỹ và chỉ bằng gần 1/4 so với con số 92 tại Trung Quốc.

Giới truyền thông quốc tế đang theo dõi chặt chẽ vụ phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) của hai tập đoàn Palantir và Ant Group - hai cái tên nổi bật nhất trong làn sóng IPO công nghệ ở Mỹ và Trung Quốc trong thời gian gần đây.

Trong khi đó, giới quan sát gần như quên châu Âu vì chẳng vụ IPO nào nổi bật. Tình hình hiện nay trái ngược với không khí sôi động vài năm trước khi nền tảng nghe nhạc trực tuyến Spotify và công cụ xử lí thanh toán Adyen niêm yết cổ phiếu

Công ty nghiên cứu thị trường vốn PitchBook thông báo chỉ khoảng 26 đợt IPO diễn ra ở châu Âu trong năm nay, ít hơn gần 1/3 so với 70 thương vụ IPO ở Mỹ và chỉ bằng gần 1/4 so với con số 92 tại Trung Quốc.

tổng giá trị trong các đợt IPO của các doanh nghiệp châu Âu đạt 6,7 tỉ USD - một con số khiêm tốn so với 72,8 tỉ USD ở Trung Quốc và 118,19 tỉ USD ở Mỹ.

Viện nghiên cứu McKinsey nhận định châu Âu là cái nôi của khoảng 1/3 số công ty khởi nghiệp trên khắp thế giới trong suốt một thập kỷ qua. Tuy nhiên, số startup ở châu Âu chỉ chiếm khoảng 14% startup công nghệ có giá trị trên 1 tỉ USD.

Lí do làn sóng IPO dâng cao ở Mỹ, Trung Quốc và trầm lắng ở châu Âu - Ảnh 1.

Ant Group đang kì vọng đạt mức vốn hóa tới 280 tỉ USD khi niêm yết cổ phiếu ở Thượng Hải và Hong Kong. (Ảnh: China Daily).

Hàng loạt startup ở châu Âu vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản trong giai đoạn phát triển đầu tiên, đặc biệt trong hoạt động kêu gọi vốn và thu hút nhân tài.

Số liệu của McKinsey cho thấy giới startup tại châu Âu huy động khoảng 8% và 13% vốn trong các giai đoạn cuối tương ứng "Series D" và "Series E" mà các đối tác bên Mỹ huy động.

Bên cạnh đó, nhiều nhà sáng lập startup ở châu Âu nói rằng quy định chia cổ phiếu cho nhân viên cũng dẫn tới nhiều bất lợi lớn. Quyền sở hữu cổ phần trong doanh nghiệp của người lao động châu Âu khiến tài sản của tổ chức phân tán và làm giảm lợi nhuận so với doanh nghiệp Mỹ. Ngoài ra, nguy cơ thâu tóm cũng tăng khi công ty có vị thế lớn hơn.

Trong khi đó, các thương vụ IPO được xem là sự kiện quan trọng đối với nhân viên và các nhà đầu tư thiên thần bởi họ có thể kiếm tiền từ số cổ phần đang có.

Suranga Chandratillake, nhà quản lí quỹ Balderton Capital, nhận định khi làn sóng IPO công nghệ ở Mỹ và Trung Quốc đang vượt xa châu Âu là hiện tượng bình thường. Vài năm gần đây, nhiều công ty công nghệ châu Âu đã lựa chọn niêm yết ở Mỹ, thay vì tại quê nhà. Số doanh nghiệp châu Âu chuyển trụ sở sang New York còn nhiều hơn số doanh nghiệp chuyển tới London, Frankfurt hay Amsterdam.

"Chúng ta đang xây dựng những công ty hàng tỉ USD tại châu Âu. Chúng ta cần chắc chắn sẽ tạo cơ hội cho họ, không chỉ ở các vòng gọi vốn ban đầu mà cả các vòng gọi vốn sau cũng như khi lên sàn", Suranga Chandratillake nói.

chọn
Vinhomes lãi ròng hơn 35.000 tỷ đồng
CTCP Vinhomes (Mã: VHM) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2024 với tổng doanh thu quy đổi cao kỷ lục.