Lo ngại về an ninh năng lượng, Trung Quốc phát triển điện hạt nhân

Khi tất cả các lò phản ứng đang được xây dựng của Trung Quốc đi vào hoạt động thì tổng công suất hạt nhân của ước này sẽ vượt qua Mỹ với hơn 108GW, theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới.
Trung Quốc phát triển điện hạt nhân do lo ngại về an ninh năng lượng - Ảnh 1.

Trung Quốc quay trở lại điện hạt nhân do lo ngại về an ninh năng lượng. (Ảnh: Shutterstock).

Theo South ChinaMorning Post, Trung Quốc đã phê duyệt hai dự án điện hạt nhân mới vào tuần trước trong bối cảnh lo ngại về an ninh năng lượng.

Trước đây, quốc gia này vẫn phụ thuộc nhiều vào than đá và các nhiên liệu hóa thạch khác, nhưng vào tháng 5, nội các Trung Quốc nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển các nguồn năng lượng khác nhau.

"Chúng tôi sẽ thúc đẩy việc nâng cấp các nhà máy nhiệt điện than, tích cực nhưng thận trọng phát triển thủy điện, phát triển an toàn các cơ sở điện hạt nhân tiên tiến và duy trì sự phát triển tối ưu của năng lượng gió và quang điện", báo cáo của Hội đồng Nhà nước cho biết.

Bà Michal Meidan, Giám đốc Chương trình Năng lượng Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, đã viết trong một bài bình luận vào tháng 6 rằng an ninh năng lượng rõ ràng đang trở thành mối quan tâm lớn hơn đối với các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc.

"Mối quan hệ xấu đi với Mỹ đã làm gia tăng mối lo ngại về sự phụ thuộc vào nhập khẩu trong khi COVID-19 ảnh hưởng đến các nút thắt cơ sở hạ tầng trong nước liên quan đến phân phối và lưu trữ", bà nói.

Trung Quốc hiện sử dụng dầu, khí đốt và than để sản xuất đủ điện đáp ứng nhu cầu của mình và nhập khẩu của cả ba loại nguyên liệu này này đều đã tăng trong năm ngoái. Nước này cũng đã vượt qua Mỹ để trở thành nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới vào năm 2017, đồng thời nhập khẩu dầu năm ngoái đã tăng 9,5%.

Trong năm 2019, than chiếm 57,7% năng lượng sử dụng của Trung Quốc và ông Yang Fuqiang, cố vấn năng lượng cấp cao của văn phòng Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên Bắc Kinh, kì vọng nó sẽ giảm xuống dưới 50% vào cuối năm 2025.

Ông cho biết các ưu tiên trong chính sách năng lượng của Trung Quốc là phát triển các nguồn carbon thấp, sạch, hiệu quả, nhưng chính phủ cũng "coi trọng an ninh ngay từ bây giờ".

Đó cũng chính là động lực để Trung Quốc phát triển lĩnh vực hạt nhân với sự chấp thuận hai dự án, một nhà máy tại Trường Giang, tỉnh Hải Nam và một nhà máy mới ở Sanao ở Chiết Giang với tổng chi phí đầu tư khoảng 70 tỉ nhân dân tệ (10 tỉ USD).

Theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới, vào tháng 3/2019, các nhà máy hạt nhân của Trung Quốc có tổng công suất cao thứ ba trên thế giới nhưng khi tất cả các lò phản ứng đang được xây dựng đi vào hoạt động thì nó sẽ vượt qua Mỹ với công suất hơn 108GW.

Ông Wei Zhaofeng, Phó Chủ tịch Hội đồng Điện lực Trung Quốc, phát biểu tại một diễn đàn vào năm ngoái rằng nếu Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ xây dựng từ 6 lên 8 lò phản ứng mỗi năm từ năm 2021 đến năm 2030, công suất hạt nhân của nước này có thể đạt 137GW vào năm 2030.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.