Loa phường: Vấn đề mấu chốt là cách sử dụng chứ không phải bỏ hay giữ

Tổng giám đốc VOV Nguyễn Thế Kỷ: Theo tôi, loa phường vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, Hà Nội không nên bỏ loa phường.

PGS,TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV): Tôi rất quan tâm và hết sức băn khoăn khi một đồng chí lãnh đạo Thành phố Hà Nội có nêu quan điểm: “Hà Nội sẽ bỏ loa phường”.

Vấn đề ở đây không phải là thích hay không thích (khá nhiều người có vẻ tán thành chủ trương này và cũng không ít người do dự, phản đối); và dĩ nhiên, cũng không nên chỉ bằng một mệnh lệnh hành chính, để “khai tử” một loại hình, một công cụ truyền thông có từ lâu, rất phổ biến, ngay cả các nước phát triển trên thế giới hiện nay. Vấn đề là sử dụng nó như thế nào cho phù hợp và vẫn phát huy hiệu quả.

loa phuong van de mau chot la cach su dung chu khong phai bo hay giu

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam.

PV: Thưa ông, với tư cách là người đứng đầu ngành phát thanh, truyền thanh cả nước; mặt khác, ông cũng là nhà khoa học có nhiều năm tham gia nghiên cứu, giảng dạy về báo chí, phát thanh, truyền hình, xin ông cho biết quan điểm của ông về việc bỏ hay giữ “loa phường”, hay nói đầy đủ là bỏ hay giữ các trạm truyền thanh cấp phường, xã ở các đô thị lớn?

PGS,TS Nguyễn Thế Kỷ: Theo tôi, để bàn về vấn đề này một cách căn cơ, thấu đáo, có lí, có tình, nên nhìn rộng và xa hơn một chút, cả thời gian và không gian, cả yếu tố chính trị, xã hội và cả yếu tố kinh tế, kĩ thuật, tâm lí.

Chúng ta đều biết, hàng chục năm trước cho đến hôm nay, cả nước ta có hệ thống phát thanh, truyền thanh 4 cấp: (1) Cấp Trung ương, là Đài TNVN; (2) Cấp tỉnh, thành phố, thị xã; (3) Cấp huyện, quận; (4) Cấp xã, phường, thị trấn.

Có một thời gian, việc quản lý hệ thống này được thực hiện khá tốt, tầng trên cùng là Ủy ban Phát thanh và Truyền hình Việt Nam (cơ quan ngang bộ), tiếp đó là UBHC, UBND cấp tỉnh, thành phố, rồi đến cấp huyện, quận, và cấp cuối cùng là xã, phường. Vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỉ trước, khi truyền hình “đổ bộ” vào nước ta, do nhận thức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và cả người dân, hệ thống phát thanh, truyền thanh suy giảm vị thế, có nơi xuống cấp, mai một. Từ đó, việc quản lý hệ thống phát thanh, truyền thanh 4 cấp, nhất là cấp cơ sở, cũng có phần lơi lỏng, yếu ớt.

Chúng ta nhớ về một thời chưa xa lắm, loa phường (xã) là người bạn gần gũi, khuya sớm của mỗi nhà, mỗi khu phố, mỗi xóm thôn. Loa báo tin thắng trận ở miền Nam. Loa đưa tin quân và dân miền Bắc bắn rơi nhiều máy bay, tàu chiến của địch.

Loa kêu gọi phũ nữ “Ba đảm đang”, thanh niên “Ba sẵn sang”, “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”; nêu quyết tâm của hậu phương “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Loa kêu gọi cả xóm, cả làng “Xe chưa qua, nhà không tiếc”.

Loa báo tin bão đến, cần tăng cường phòng chống và phòng tránh bão, lũ, sơ tán dân…

Ngay ở Hà Nội, hẳn mọi người còn nhớ như in tiếng loa phóng thanh của phường, của phố, của nhà máy, trận địa: “Đồng bào chú ý, đồng bào chú ý, máy bay Mỹ cách thành phố ta 150km, đề nghị mọi người nhanh chóng xuống hầm trú ẩn; các trận địa sẵn sàng chiến đấu”.

Tiếng loa cất lên khi nước sông Hồng dâng cao; khi xảy ra cháy nổ, cần cứu thương, cần huy động sức dân. Ngay gần đây thôi, loa phường thông tin về tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp; bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kì 2016-2021.

Vợ chồng tôi và nhiều cử tri, trước khi xem xét, lựa chọn ứng cử viên để bầu vào các cơ quan quyền lực các cấp, đã nắm chắc lí lịch, quá trình công tác, khả năng cống hiến của từng ứng cử viên…Tất cả những thông tin đó, phần lớn nhờ loa phường.

PV: UBND TP Hà Nội đang tiến hành tổ chức lấy ý kiến người dân về loa phường trên Cổng giao tiếp điện tử thành phố, cổng thông tin điện tử, trang Facebook của Sở Thông tin và Truyền thông.

Trước đó, ngày 9/1, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai công tác năm 2017 của Sở Thông tin và Truyền thông, một đồng chí lãnh đạo TP Hà Nội cho rằng, loa phường ở thời kỳ bao cấp rất có tác dụng nhưng trong thời đại công nghệ như hiện nay, thành phố đã có nhiều phương thức phục vụ nhân dân. Hệ thống này chỉ còn dành cho người già và trẻ em. “Loa phường đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, do vậy cần đánh giá, rà soát, nếu thấy không hiệu quả thì mạnh dạn đề xuất bỏ đi”. Xin ông nói rõ hơn, trực diện hơn quan điểm của ông về vấn đề này?

PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ: Tôi rất quan tâm và hết sức băn khoăn khi đồng chí lãnh đạo Thành phố Hà Nội nêu quan điểm “Hà Nội sẽ bỏ loa phường”.

Vấn đề ở đây không phải là thích hay không thích (khá nhiều người có vẻ tán thành chủ trương này; cũng không ít người do dự, phản đối); và dĩ nhiên, cũng không nên chỉ bằng một mệnh lệnh hành chính, để “khai tử” một loại hình, một công cụ truyền thông có từ lâu, rất phổ biến, ngay cả các nước phát triển trên thế giới hiện nay. Vấn đề là sử dụng nó như thế nào cho phù hợp và vẫn phát huy hiệu quả.

loa phuong van de mau chot la cach su dung chu khong phai bo hay giu
Loa phường (Ảnh minh họa: Quang Hùng)

Như đã phân tích ở trên, loa phường/xã đã có từ lâu, phát huy tác dụng nhiều mặt từ lâu. Tuy nhiên, ở mỗi thời điểm, nó có vị trí, vai trò, tác dụng, cách thức hoạt động khác nhau. Ngay cả bây giờ, khi mà các phương tiện truyền thông hiện tại phát triển mạnh: phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử, mạng xã hội,… thì loa phường vẫn có vai trò, có chỗ đứng riêng của nó.

Vấn đề là chúng ta sử dụng nó như thế nào cho hợp lý và hiệu quả. Theo tôi, ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng… đúng là cũng không nên để loa phường phát oang oang ngoài đường phố, nơi đông người, vì có thể ảnh hưởng nhất định đến nhiều người, nhất là những người không có nhu cầu. Chỉ trong những tình huống khẩn cấp, đặc biệt cần thiết thì sử dụng những chiếc loa này.

Đối với đa số cư dân thành phố, nên đưa nhiều loa nhỏ, máy thu thanh nhỏ, giống như máy ga-len trước đây, gắn trong mỗi nhà. Nhà nào, thành viên nào cần nghe thì mở, âm lượng vừa đủ, có thể chọn các kênh, hệ, chương trình. Có những chương trình tiếp âm Đài TNVN, Đài phát thanh thành phố, đài truyền thanh quận, huyện, có chương trình của đài phường, xã, khu phố.

Đối với người già, người khiếm thị khó xem hoặc không xem được truyền hình, không đọc báo được thì nghe đài là cách tốt nhất, thậm chí là duy nhất. Trong một gia đình, có thể có vài ba máy thu thanh nhỏ, ai thích nghe chương trình gì, cứ tự chọn, mở cho riêng mình.

Gia đình tôi có hai ông bà, cũng làm như vây, thấy rất ổn, rất hợp lí.…Còn ở nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, trạm truyền thanh cơ sở (có dây và không dây) vẫn rất cần thiết; “loa xã”, “loa xóm” vẫn rất cần thiết, tất nhiên, phải đổi mới cách thức, nội dung, nâng cao tính hiệu quả, tính phù hợp.

Thêm điều này nữa, loa phường vừa phát huy tác dụng khi tiếp sóng đài quốc gia, đài thành phố, đài quận huyện, vừa biết thông tin, tuyên truyền những vấn đề thiết yếu, sát với cuộc sống cư dân ở phường, khối như giải tỏa ùn tắc giao thông, giữ nghiêm trật tự, văn minh đô thị, giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, cháy nổ; huy động lực lượng khi bão lũ, thiên tai, hỏa hoạn, truy bắt cướp; phổ biến kiến thức pháp luật, kiến thức đời sống hàng ngày...

Như vậy, vấn đề ở đây không phải là bỏ loa phường mà là sử dụng loa phường như thế nào cho hiệu quả, đặt nó ở đâu cho phù hợp, phát nội dung nào, thời lượng ra sao mới là điều đáng bàn, tìm giải pháp.

PV: Theo giải thích của một số người thì hiện nay, loa phường chưa làm đúng chức năng của mình; chất lượng nội dung, âm thanh, cách truyền thanh còn hạn chế, yếu kém, có lúc, có nơi cẩu thả. Theo ông, để nâng cao chất lượng hoạt động của các trạm truyền thanh phường, xã (mà ta gọi tắt là loa phường) thì cần phải làm gì, làm như thế nào?

PGS,TS Nguyễn Thế Kỷ: Tôi cho rằng, các đồng chí là cán bộ quản lý, điều hành; các biên tập viên, phát thanh viên, kỹ thuật viên ở trạm truyền thanh cơ sở xã, phường, thị trấn cần phải được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức, kĩ năng cơ bản để vận hành các trạm truyền thanh này tốt hơn, hiệu quả cao hơn.

Chẳng hạn, để có một chương trình truyền thanh ở cơ sở, trước hết, cần xác định thời lượng là bao nhiêu phút; nội dung cần phản ảnh những vấn đề, sự việc nào; sắp xếp trước sau ra sao; cách viết tin, bài phải ngắn gọn, chính xác, câu cú mạch lạc, từ ngữ được sử dụng đúng; đọc phải rõ ràng, truyền cảm.

Theo tôi, một chương trình của trạm truyền thanh phường, xã nên khoảng 15 phút là đủ, nếu có sự kiện quan trọng thì có thể nâng lên 20 phút là vừa. Sau đó, tùy khả năng mà lựa chọn việc tiếp sóng đài quận, huyện; đài thành phố, tỉnh; đài quốc gia. Đài TNVN sẵn sang phối hợp với các tỉnh, thành, phố, quận, huyện để đào tạo, bồi dưỡng, rèn cặp cho đội ngũ truyền thanh cơ sở.

Hiện tại, Đài TNVN có hai cơ sở đào tạo cấp cao đẳng đặt ở phía Bắc và phía Nam: Trường Cao đẳng Phát thanh, Truyền hình I (đặt tại Phủ Lý, Hà Nam) và Trường Cao đẳng Phát thanh, Truyền hình II (tại TP HCM) đủ sức làm thêm, làm ngay nhiệm vụ này. Hai trường có thể đào tạo cả về nội dung, về kĩ thuật, về quản lý.

Tổng công ty phát triển công nghệ PTTH của Đài (TCT Emico) cũng đủ sức sản xuất, lắp ráp, lắp đặt, hướng dẫn vận hành các đài, trạm truyền thanh cơ sở với chi phí hợp lí nhất.

PV: Xin cảm ơn PGS,TS Nguyễn Thế Kỷ.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.