Loạt đất vàng từng thuộc sở hữu của đại gia Dương Thị Bạch Diệp

Bà Dương Thị Bạch Diệp từng sở hữu hàng loạt dự án đất vàng nằm ngay trung tâm quận 1 trước khi dính vào vòng lao lí.

Ngày 11/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an vừa có bản kết luận điều tra vụ án hình sự đề nghị truy tố bà Dương Thị Bạch Diệp (52 tuổi, Giám đốc Công ty Bất động sản Diệp Bạch Dương) về tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bà Dương Thị Bạch Diệp là nữ đại gia bất động sản có tiếng tại TP HCM. Nữ đại gia gốc Bình Định này là người đại diện pháp luật của 4 công ty, bao gồm: Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương, Công ty TNHH Nam Nam Phương, Công ty TNHH Bất động sản Châu Sơn, Công ty TNHH Bất động sản Nam Đông Dương.

Về tài sản, bà Diệp trước đây từng sở hữu loạt dự án đất vàng qui mô lớn nằm ngay trung tâm quận 1.

Khu đất 179Bis Hai Bà Trưng rộng 3.000 m2

Loạt dự án 'đất vàng' qui mô lớn của đại gia Dương Thị Bạch Diệp - Ảnh 1.

Khu đất qui mô hơn 3.000 m2 được nhượng lại cho Công ty TNHH Phan Thành. Nơi đây từng là trung tâm mua sắm Saigon Square 3. (Ảnh: Minh Hằng).

Khi đất 179Bis Hai Bà Trưng (Quận 1) từng thuộc về Trung tâm ca nhạc nhẹ TP HCM. 

Năm 2007, do xuống cấp nên Trung tâm đã liên hệ với công ty Diệp Bạch Dương để hợp tác nâng cấp cơ sở này. Tại thời điểm đó, bà Diệp đề xuất với Trung tâm rằng bà sẽ tìm một bất động sản khác tương đương để đổi (thửa đất đổi có địa chỉ 57 Cao Thắng, quận 3) cùng với số tiền 5 tỉ đồng hỗ trợ trung tâm.

Việc hoán đổi này sẽ giúp cho công ty bà Diệp có được miếng đất tại 179Bis Hai Bà Trưng, từ đó hợp nhất với các thửa đất hiện tại của bà xây dựng nên tổ hợp khách sạn nhà hàng có tổng vốn đầu tư hơn 2.600 tỉ đồng.

Dự án lúc đó được công bố vào năm 2009, qui mô hơn 3.000 m2 bao gồm hai tầng hầm, hai tầng lửng và 25 tầng lầu chia làm hai khối (có công năng dành cho kinh doanh khách sạn và nhà hàng tiệc cưới).

Đến năm 2014,  Công ty Bạch Diệp Dương đã nhượng lại dự án cho Công ty TNHH Phan Thành. Tháng 10 cùng năm, Công ty TNHH Phan Thành khởi công xây dựng trung tâm mua sắm Saigon Square 3 trên diện tích đất của dự án này. Đến nay, trung tâm đang tạm dừng hoạt động. 

Thửa đất 57 Cao Thắng rộng 1.036 m2


Loạt dự án 'đất vàng' qui mô lớn của đại gia Dương Thị Bạch Diệp - Ảnh 2.

Thửa đất 57 Cao Thắng được bà Diệp mua lại để hoán đổi lấy khu đất 179Bis Hai Bà Trưng cho Trung tâm Ca nhạc nhẹ. (Ảnh: Tạp chí Người đưa tin).

Năm 2018, thửa đất 57 Cao Thắng (quận 3, TP HCM) được bà Diệp mua lại để hoán đổi lấy khu đất 179Bis Hai Bà Trưng từ Trung tâm Ca nhạc nhẹ.

Tuy nhiên trước đó thửa đất quận 3 này đã bị bà Diệp thế chấp vào ngân hàng Agribank từ cuối năm 2008 để vay hơn 21.000 lượng vàng rồi hoán đổi cho Trung tâm Ca nhạc nhẹ nhưng không hề thông báo về việc thế chấp.

Bản kết luận điều tra của cơ quan CSĐT chỉ ra rằng, khoản vay do bà Diệp thực hiện tại hai khu đất 179Bis Hai Bà Trưng và 57 Cao Thắng đều là nợ xấu đối với ngân hàng cho vay.

Khu đất địa chỉ 111 Hai Bà Trưng với diện tích 789 m2

Loạt dự án 'đất vàng' qui mô lớn của đại gia Dương Thị Bạch Diệp - Ảnh 3.

Khu đất 111 Hai Bà Trưng với diện tích 789 m2 nằm ngay góc ngã tư Hai Bà Trưng với Lê Thánh Tôn (quận 1). (Ảnh: Minh Hằng).

Một khu đất "vàng" khác từng thuộc sở hữu của bà Diệp là dự án Senla Boutique khởi công vào tháng 2/2013, tọa lạc trên khu đất với diện tích 789 m2 ngay góc ngã tư đường Hai Bà Trưng và Lê Thánh Tôn (quận 1).

Dự án Senla Boutique thời điểm đó được thiết kế rất cao cấp với qui mô 15 tầng cao , hai tầng hầm (chưa tính tầng lửng và tầng kĩ thuật). 

Tuy nhiên, đến năm 2017 dự án đã được rao bán với mức giá chào nằm trong khoảng từ 860 – 900 tỉ đồng. Hiện tại dự án đã được sang tên đổi chủ cho Công ty TNHH Bất động sản và Thương mại Hồng Phúc Quang.

Loạt dự án 'đất vàng' qui mô lớn của đại gia Dương Thị Bạch Diệp - Ảnh 4.

Dự án Senla Boutique đã sang tên đổi chủ cho Công ty TNHH Bất động sản và Thương mại Hồng Phúc Quang. (Ảnh: Minh Hằng).

Khu đất tòa nhà Friendship Tower diện tích 4.000 m2

Tòa nhà Hữu nghị Việt Nam - Slovakia (hay còn gọi là Friendship Tower) cũng từng thuộc về nữ đại gia gốc Bình Định. 

Tòa nhà tọa lạc tại trục đường huyết mạch Lê Duẩn, tuyến đường ngoại giao - hành chính của TP HCM, có qui mô 21 tầng nổi và 4 tầng ngầm, bao gồm 18 tầng văn phòng cao cấp dành cho các tổ chức, công ty tập đoàn và văn phòng đại diện trong nước và quốc tế.

Loạt dự án 'đất vàng' qui mô lớn của đại gia Dương Thị Bạch Diệp - Ảnh 5.

Toàn cảnh tòa nhà Friendship Tower (Ảnh: Coteccons).

Loạt dự án 'đất vàng' qui mô lớn của đại gia Dương Thị Bạch Diệp - Ảnh 6.

Mặt tiền tòa nhà Friendship Tower nằm ngay tuyến đường huyết mạch tại địa chỉ 31 Lê Duẩn. (Ảnh: Minh Hằng).

Phần đất của Công ty Diệp Bạch Dương tại khu đất này đã bị thu hồi do mở rộng dự án khu đất 1.700 m2 thành 4.000 mcủa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP HCM.

Cụ thể, tại thời điểm năm 2015, báo Pháp luật TP HCM đưa tin, Công ty Diệp Bạch Dương có phản ánh việc mở rộng dự án tòa nhà Friendship Tower làm 15 căn nhà của cá nhân và 7 mặt bằng của Công ty Diệp Bạch Dương bị thu hồi.

Sau đó, công ty Diệp Bạch Dương không đồng ý giao mặt bằng cho chủ đầu tư CZ Slovakia (Chủ đầu tư dự án Friendship Tower) và đề nghị Nhà nước cấp phép xây dựng để công ty bà thực hiện dự án trên phần đất của mình. Tuy nhiên, cuối cùng, tài sản khu đất của nữ đại gia bất động sản này bị thu hồi với mức giá đền bù 220 triệu đồng/m2.

Khu đất 26 Lê Văn Hưu rộng 1.100 m2 

Loạt dự án 'đất vàng' qui mô lớn của đại gia Dương Thị Bạch Diệp - Ảnh 7.

Mặt bằng 26 Lê Văn Hưu (quận 1) một thời là địa điểm pub nổi tiếng bậc nhất của Sài Gòn. (Ảnh: Minh Hằng).

Nằm ngay sau lưng tòa nhà Friendship là khu đất rộng 1.100 m2 của bà Diệp. Khu đất có địa chỉ số 24A, 26, 28, 30, 32 Lê Văn Hưu, quận 1 từng được bà Diệp dùng làm trụ sở công ty, nơi ở và kinh doanh nhà hàng.

Sau đó, mặt bằng được chia làm nhiều căn cho thuê lại để kinh doanh quán bar, nhà hàng ăn uống,...Theo ghi nhận, hiện mặt bằng này đang tạm ngưng các hoạt động. Phía trước mặt bằng đang được tận dụng để buôn bán vỉa hè.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.