Mercer – công ty đa quốc gia chuyên về tư vấn nhân sự và Công ty cổ phần Kết nối nhân tài (Talentnet) vừa công bố thông tin về lương thưởng mới nhất của khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Báo cáo chia các cấp bậc trong một công ty được chia thành 4 cấp gồm: nhân viên, chuyên viên, quản lý, và lãnh đạo. Trong đó, khoảng cách giữa mức lương của lãnh đạo - cấp cao nhất và nhân viên - cấp thấp nhất trong công ty thường dao động theo cấp số nhân.
Mức lương dành cho cấp lao động phổ thông ở Việt Nam vẫn ở mức thấp, nhưng mức chi trả lương cho cấp quản lý (senior) trở lên ở Việt Nam cao hơn các nước Thái Lan, Indonesia. |
Riêng ở Việt Nam, báo cáo cho biết khoảng cách lương giữa sếp và nhân viên đang ở mức cao nhất với 26 lần, cao hơn nhiều mức chênh lệch lương của các quốc gia lân cận như Singapore, Thái Lan, Indonesia… Bà Hoa Nguyễn - Giám đốc cấp cao của Talentnet nhận định mức chênh lệch này ở Việt Nam là bình thường.
Bà lấy ví dụ ở cấp bậc nhân viên, nếu mới tốt nghiệp trung cấp, mức lương lúc mới đi làm khoảng 6 triệu đồng mỗi tháng. Nếu nhân số lương này lên 26 lần, mức lương của sếp cùng công ty sẽ ở mức 156 triệu đồng mỗi tháng. Giám đốc cấp cao hơn có thể đạt mức lương 200 triệu đồng. Bà Hoa cũng cho biết, đây chỉ là mức tính lương, chưa bao gồm thưởng và phụ cấp.
Khảo sát lương 2017 do đơn vị này thực hiện cũng cho thấy, mức lương trung bình của các công ty trong nước thấp hơn 29% so với các doanh nghiệp đa quốc gia. Tỷ lệ chênh lệch về mức lương cơ bản hàng năm cho các vị trí khác nhau giữa công ty đa quốc gia và doanh nghiệp trong nước là 15% (cấp nhân viên), 30% (chuyên viên), và 41% (quản lý).
Mức chênh lệch có xu hướng tăng ở cấp quản lý do các công ty đa quốc gia trả lương cao hơn cho vị trí quản lý cấp cao nhằm tương thích với mức độ đóng góp và phạm vi công việc. Tuy nhiên, các công ty trong nước có xu hướng linh hoạt trong việc chi thưởng để tăng cường khả năng thu hút ứng viên tài năng so với các doang nghiệp ngoại. Do đó, mức lương khi không bao gồm thưởng của cấp bậc này tại công ty trong nước thấp hơn so với doanh nghiệp đa quốc gia.
Báo cáo cũng cho thấy, mức lương dành cho cấp lao động phổ thông ở Việt Nam vẫn ở mức thấp, nhưng mức chi trả lương cho cấp quản lý (senior) trở lên ở Việt Nam cao hơn các nước Thái Lan, Indonesia.
Khảo sát này được thực hiện trên 592 công ty trong 16 ngành nghề từ công nghệ, hàng tiêu dùng, dược phẩm, hóa phẩm, sản xuất...