Màn tranh luận về quy định sử dụng mạng xã hội gây 'bão' của hai nữ sinh THPT

Phần tranh luận giữa 2 nữ sinh THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam và THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái) trong Trường Teen số thứ 5 đã thu hút người xem và "gây bão" trong cộng đồng.

Ra mắt khán giả truyền hình chưa lâu nhưng chương trình Trường Teen thực sự đã “gây bão” cộng đồng trẻ đặc biệt là các bạn học sinh trên cả nước với một format hoàn toàn mới về hình thức Tranh biện – Debate.

Trường Teen phát sóng vào 11h, chủ nhật hàng tuần trên Kênh VTV7. Số thứ 5 phát sóng với chủ đề “Quy định sử dụng mạng xã hội” sau khi đăng tải lên fanpage VTV7 đã thu hút một lượng like và lượng chia sẻ “chóng mặt”( gần 2 triệu lượt xem, hơn 10.000 lượt like, gần 5000 lượt bình luận, hơn 15.000 lượt chia sẻ). Đây là con số kỷ lục từ khi fanpage VTV7 đi vào hoạt động.

Đồng ý với quan điểm "Nên có nội quy sử dụng mạng xã hội cho học sinh", đội chơi đến từ trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái) đã đưa ra 2 luận điểm: Nội quy là khung đối chiếu cho học sinh, nội quy giúp học sinh tôn trọng lợi ích cộng đồng.

man tranh bien ve quy dinh su dung mang xa hoi gay bao trong cong dong hoc sinh
Vòng đối đầu thứ hai gây "bão" mạng xã hội.

Lưu Ly - thành viên đội Ủng hộ khẳng định: "Học sinh có quyền tự do ngôn luận, nhưng điều đó cũng cần trong khuôn khổ". Đội lần lượt đưa ra những luận cứ rõ ràng để bảo vệ luận điểm của mình: Nhiều học sinh không tự ý thức được thế nào là hành động đúng, hành động sai; Nội quy là phương pháp giáo dục giúp học sinh định hướng, nhận thức đúng đắn hơn; Nếu học sinh chỉ tập trung vào lợi ích cá nhân thì dễ xảy ra xung đột giữa các cá thể; Nội quy sẽ mang đến môi trường lành mạnh, văn minh hơn cho cộng đồng.

Tỏ ra không hề kém cạnh, đội Phản đối đến từ trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam đưa ra những phản biện vô cùng chặt chẽ của mình khiến khán giả không thể rời mắt khỏi màn hình. Luận điểm các bạn đưa ra gồm: Giáo viên và học sinh nên trở thành bạn của nhau và nội quy trở thành công cụ xâm phạm đời sống riêng tư của học sinh. Theo đó, các bạn đưa ra luận cứ: Việc đưa ra nội quy có thể gây phản tác dụng, làm gia tăng khả năng học sinh công kích cá nhân, giáo viên nên có những trao đổi trực tiếp để hiểu rõ tâm tư của học sinh và đưa ra biện pháp giáo dục thích hợp hơn. Mặt khác, nội quy trở thành thước đo để xử phạt học sinh, học sinh có thể mất niềm tin vào thầy cô bạn bè.

Sau ba lượt thi đấu chính thức của trận tranh biện, không khí hồi hộp căng thẳng bao trùm toàn bộ trường quay khi đội THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái) đã vươn lên dẫn trước với 50 điểm và đội THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam chỉ còn 10 điểm để có thể đuổi kịp.

Vòng thi đấu cuối cùng, vòng thi đấu Phản hồi là sự đối đầu giữa Thanh Giang đến từ đội THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam và Lưu Ly của đội THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành. Ở vòng thi này, Thanh Giang đã xuất sắc giành được số điểm tối đa của Ban giám khảo, giúp đảo ngược tình thế và đem về chiến thắng chung cuộc cho đội của mình.

man tranh bien ve quy dinh su dung mang xa hoi gay bao trong cong dong hoc sinh

Phần tranh biện đầy sức thuyết phục của hai đội chơi đã nhận được những phản ứng tích cực của khán giả. Bạn Trường Đặng, Hoàng Quân bày tỏ sự thích thú khi chương trình đã tạo điều kiện cho các bạn học sinh nói lên ý kiến, quan điểm của mình về những vấn đề liên quan trực tiếp đến các bạn.

Bạn có facebook Thu Hà bình luận với nội dung như sau: "Xem phần lập luận của các em khiến mình rất hứng thú. Dù đang ở lứa tuổi học sinh THPT nhưng các em lại có phong thái cực kỳ tự tin, tranh luận rất hay, lý lẽ vô cùng sắc sảo. Thiết nghĩ cần có nhiều chương trình như thế này để các em có thể nói lên quan điểm của mình đồng thời rèn luyện kĩ năng hùng biện của bản thân cũng như cách tư duy, phản biện với các vấn đề xã hội".

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.