Ảnh minh họa: QTV |
Mới đây, Bộ Tư pháp đã trình Chính phủ báo cáo về công tác rà soát, tháo gỡ các vướng mắc, bất cập của các quy định hiện hành về môi trường đầu tư, kinh doanh, các chính sách an sinh xã hội của các bộ, cơ quan, địa phương.
Theo đó, có 4 nhóm vướng mắc, bất cập về môi trường đầu tư, kinh doanh, các chính sách an sinh xã hội.
Cụ thể, có 17 luật liên quan đến đầu tư kinh doanh, an sinh xã hội cần được ban hành văn bản quy định chi tiết, gồm: 21 văn bản quy định chi tiết 07 luật liên quan đến an sinh xã hội; 37 văn bản quy định chi tiết 10 luật, nghị quyết liên quan đến đầu tư kinh doanh.
Tính đến ngày 20/12/2017 còn 17/37 văn bản quy định chi tiết các luật liên quan đến đầu tư kinh doanh và 10/21 văn bản quy định chi tiết các luật liên quan đến an sinh xã hội chưa được ban hành.
Pháp luật về đầu tư, kinh doanh còn có một số quy định chồng chéo, chưa đồng bộ, còn thiếu nhất quán, trong đó có các Luật liên quan trực tiếp như Luật Cạnh tranh; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường, Bộ luật Lao động. Báo cáo đầy đủ đã nêu các ví dụ cụ thể về vấn đề này.
Bên cạnh đó, theo quy định của Luật đầu tư, có 07 ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và 243 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Hiện nay, tổng số các điều kiện đầu tư kinh doanh tương ứng với 243 ngành nghề là khoảng 4284 yêu cầu, điều kiện.
Tuy nhiên, một số điều kiện đầu tư kinh doanh chưa hợp lý đã làm hạn chế cơ hội gia nhập thị trường, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, năng suất lao động của doanh nghiệp, tạo kẽ hở cho các hành vi nhũng nhiễu.
Đối với thủ tục hành chính, theo đánh giá chung, đây vẫn là rào cản lớn đối với các hoạt động đầu tư kinh doanh; cải cách TTHC vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp.
"Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giải quyết TTHC có trình độ, năng lực còn hạn chế; còn gây phiền hà, nhũng nhiễu. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (khoản 4 Điều 14) đã quy định rõ về việc cấm quy định TTHC trong thông tư hoặc VBQPPL của địa phương, trừ trường hợp được luật giao.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt, nhưng trên thực tế, một số bộ, ngành, địa phương vẫn còn tình trạng duy trì những quy định không hợp lý, hoặc tự đặt thêm thủ tục", Bộ Tư pháp cho hay.
Về việc thi hành pháp luật, trong đó có thực thi pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, an sinh xã hội còn bất cập, chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
"Việc thi hành pháp luật chưa nghiêm, làm phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp. Một số cán bộ, công chức hiểu và vận dụng quy định pháp luật chưa đúng, còn có biểu hiện lợi dụng một số quy định chưa rõ của pháp luật để gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Hoạt động theo dõi thi hành pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế; việc phản ứng chính sách thông qua theo dõi tình hình thi hành pháp luật vẫn còn chậm, thụ động", Bộ Tư pháp nhận định.
Nên bãi bỏ quy định “ăn theo” sổ hộ khẩu càng sớm càng tốt
Hơn nửa thế kỷ qua, từ khi ra đời, sổ hộ khẩu đã tạo một “sức ép” nặng nề trong cuộc sống hàng ngày của ... |