Cần rất nhiều sự tập trung để duy trì thói quen tiết kiệm, đặc biệt là khi luôn có những cám dỗ mua sắm, chi tiêu ảnh hưởng đến bạn. Hầu hết chúng ta đều muốn tiết kiệm nhiều tiền hơn nhưng không thể, nguyên nhân là vì có rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động.
Business Insider đã trao đổi với 5 chuyên gia tài chính để đưa ra một số ý tưởng mới về các chiến lược tiết kiệm hiệu quả đã được kiểm chứng trong thực tế. Bạn có thể thử ứng dụng xem có cải thiện được quĩ tiết kiệm của mình hay không nhé.
Chuyên gia tài chính Kevin Mahoney tại Illumint (Mỹ) cho rằng, dù tỉ lệ tiền tiết kiệm của bạn là bao nhiêu so với tổng thể thu nhập thì chỉ cần duy trì sự nhất quán, nó vẫn sẽ giúp bạn đi đúng hướng trong quản lí tài chính và có ảnh hưởng tốt cho cuộc sống sau này. Nhiều người không hào hứng với việc để tiền tiết kiệm và để dành một số tiền quá nhỏ có thể khiến họ cảm thấy không có ý nghĩa, trong khi họ cũng không thể tiết kiệm quá nhiều mỗi tháng.
Vậy tiết kiệm bao nhiêu gọi là số tiền nhỏ? Về cơ bản thì mọi người vẫn thường được khuyên rằng nên để dành khoảng 20% thu nhập, nhưng dù bạn có để chỉ 5% thì vẫn hơn là không. Theo thời gian, khi thói quen tiết kiệm đã được xây dựng và duy trì, bạn có thể từng bước tăng dần tỉ lệ này lên. Chìa khóa để tiết kiệm nằm ở thời gian dài và tăng dần số tiền tiết kiệm.
Mỗi người có thu nhập khác nhau, tình hình tài chính khác nhau và phương pháp quản lí tài chính khác nhau, do đó, hình thức để tiết kiệm của mỗi chúng ta cũng sẽ không giống nhau. Có một số phương pháp mà bạn có thể tham khảo, chẳng hạn như tự thưởng cho mình một món quà khi để gia tăng số tiền tiết kiệm.
Bạn cũng có thể tiết kiệm nhiều hơn bằng cách cắt giảm chi tiêu không cần thiết. Ví dụ, khi muốn mua món đồ chơi có giá 350.000, bạn hãy tự hỏi xem liệu mình có sẵn lòng thêm 350.000 vào tiền tiết kiệm tháng này không. Dù dùng cách nào thì mục tiêu cuối cùng vẫn là xây dựng quĩ tiết kiệm và rèn luyện thói quan này, không để đứt đoạn.
Ông Jim Blankenship, giám đốc tài chính và là người sáng lập của Blankenship Financial Planning cho rằng mọi người nên tận hưởng số tiền mà họ đã làm việc chăm chỉ để kiếm được. Ông nói: "Bạn nên tự thưởng cho mình vì đã làm việc chăm chỉ, đồng thời coi đó như một cơ hội để tăng tỉ lệ tiết kiệm của mình".
Theo đó, bạn nên chia nhỏ các khoản thu nhập kiếm thêm được và phân bổ thêm vào khoản tiền chi tiêu tùy ý, phần còn lại thì để tiết kiệm, chẳng hạn như bạn kiếm thêm được 2 triệu thì có thể tiêu 1,5 triệu và để tiết kiệm thêm 500.000. Đây có thể là một chiến lược lâu dài, đặc biệt nếu bạn có công việc được tăng lương hàng năm.
Hầu hết chúng ta đều muốn tiết kiệm, nhưng thật khó để làm như vậy nếu bạn có thu nhập thấp hoặc chỉ đủ cho chi phí sinh hoạt. Lập ngân sách thông minh có thể là một giải pháp hiệu quả trong trường hợp này, điều chỉnh dựa trên các ưu tiên cá nhân.
Chiến lược ngân sách chủ yếu sẽ được cân bằng bằng cách xem xét nhu cầu chi tiêu của bạn và mục tiêu để tiết kiệm. Chỉ khi có mục tiêu cụ thể thì bạn mới có thể nỗ lực để thực hiện được mục tiêu đó.
Xây dựng thói quen chi tiêu hợp lí và tiết kiệm của bạn có thể là một cách tốt để quản lí tài chính hiệu quả, tránh rơi vào tình huống khó khăn dẫn đến việc bạn phải vay nợ. Mỗi người đều có thể chủ động điều chỉnh, cá nhân hóa kế hoạch của mình nhưng 4 thủ thuật kể trên cũng là những mẹo là bạn có thể thử.