Mùa thủy đậu đã đến: Những sai lầm khiến bà bầu dễ bị sảy thai

Sau Tết là thời điểm bùng phát nhiều ổ dịch thủy đậu trên cả nước. Trẻ nhỏ dưới ba tháng tuổi, phụ nữ đang mang thai nhưng chưa tiêm ngừa đầy đủ rất dễ mắc bệnh.
mua thuy dau da den nhung sai lam khien ba bau de bi xay thai Cảnh giác với bệnh truyền nhiễm dịp Tết
mua thuy dau da den nhung sai lam khien ba bau de bi xay thai Nhiều dịch bệnh 'chờ' người dân dịp cuối năm

Nguy cơ xảy thai do bệnh thủy đậu

mua thuy dau da den nhung sai lam khien ba bau de bi xay thai
Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết, bệnh thủy đậu "đến hẹn lại lên". Ảnh Mai Phương

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh (Bệnh viện Nhi Đồng 1) từ đầu năm 2017 đến nay, tại bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho 24 trẻ nhỏ mắc bệnh thủy đậu. Trong đó, trường hợp bệnh nhi nhỏ nhất mới 20 ngày tuổi, lây bệnh từ mẹ.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết, bệnh thủy đậu (hay còn gọi “trái rạ”) lây qua đường hô hấp, vi rút từ trong vùng hầu họng của người bệnh khi nói, ho sẽ phát tán ra xung quanh. Đặc tính của bệnh là nổi các bọng nước rất nhanh và từng đợt, rải rác toàn thân. Mỗi người chỉ bị bệnh thủy đậu một lần trong đời.

So với trước kia, mô hình cấu trúc lây nhiễm của bệnh thủy đậu đã có sự thay đổi, hiện người lớn trên 20 - 25 tuổi bị nhiều và lây ngược lại trẻ nhỏ. Lý giải tình trạng trên, bác sĩ Khanh cho rằng: “Một số người lúc nhỏ không thực hiện tiêm ngừa đầy đủ nhưng không mắc bệnh quai bị, lớn lên mới nhiễm bệnh. Người càng nhiều tuổi bệnh thủy đậu càng nặng”.

mua thuy dau da den nhung sai lam khien ba bau de bi xay thai
Đặc tính của bệnh là nổi các bọng nước rất nhanh và từng đợt, rải rác toàn thân.

Vị bác sĩ cũng nhấn mạnh, bệnh thủy đậu đang “vào mùa”, đỉnh của bệnh là tháng 4 - 5 và giảm dần vào tháng 6. Vi rút thủy đậu có khả năng lây lan cao trong cộng đồng, khả năng phát tán của vi rút ra môi trường xung quanh rất nhanh, 2 ngày trước khi người bệnh có biểu hiện ra bên ngoài. Ngay cả khi các bọng nước khô, khả năng lây nhiễm vẫn kéo dài thêm 3 tuần.

Do đó, phụ nữ có ý định mang thai cần thực hiện tiêm ngừa trước 1 - 3 tháng trước khi có thai. Với phụ nữ không biết đã mang thai vẫn đi tiêm ngừa thì không nên quá lo lắng. Vắc xin phòng bệnh thủy đậu không gây hại cho thai.

Phụ nữ đang cho con bú vẫn tiêm vắc xin ngừa bệnh bình thường, phụ nữ có mang thai phải có chỉ định của bác sĩ mới thực hiện tiêm.

Tuy nhiên, bệnh thủy đậu lại rất nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai, đặc biệt giai đoạn 3 tháng đầu. Bệnh thủy đậu giống các bệnh siêu vi khác có thể gây hậu quả nghiêm trọng với thai nhi, khiến đứa trẻ chậm phát triển, gây đục thủy tinh thể, sẹo sau sinh, thậm chí gây sảy thai.

Ngoài ra, trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, hoặc trẻ đang dùng thuốc điều trị ung thư máu, thận hư… cần nhập viện điều trị, lúc này bệnh thủy đậu dễ diễn biến nặng.

Những sai lầm phổ biến khi bị bệnh thủy đậu

mua thuy dau da den nhung sai lam khien ba bau de bi xay thai
Một bệnh nhi đang điều trị bệnh thủy đậu tại BV Nhi Đồng 1 (TP HCM). Ảnh Mai Phương

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, một số phụ huynh áp dụng phương pháp chăm sóc trẻ bị mắc bệnh thủy đậu sai lầm. Điển hình như tắm gốc rạ chỉ làm cơ thể ngứa thêm, uống nước gốc rạ có thể gây ra tình trạng ngộ độc.

“Nhiều người nghĩ mọc càng nhiều nốt bóng nước là tốt nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Người mọc ít nốt bóng nước mới chứng tỏ sức đề kháng tốt, ít bị biến chứng hơn người mọc nhiều. Việc kiêng nước, gió và trùm kín cơ thể sẽ gây tình trạng đổ mồ hôi, người ngứa ngáy, phải gãi nhiều dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da, để lại sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ, thậm chí tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết”, bác sĩ Khanh nói.

mua thuy dau da den nhung sai lam khien ba bau de bi xay thai
Bác sĩ Khanh thông tin việc trùm kín cơ thể khi bị bệnh thủy đậu chỉ khiến người bệnh bị nặng hơn. Ảnh Mai Phương

Trong việc tiêm ngừa thủy đậu, quan điểm chỉ cần tiêm một lần theo bác sĩ Khanh cũng là sai lầm. Nhà sản xuất cho rằng tiêm một mũi sẽ đủ nhưng phải được áp dụng trong môi trường tất cả mọi người đều được tiêm ngừa miễn dịch. Tuy nhiên, ở Việt Nam tiêm một mũi vẫn bị có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu do những người xung quanh không tiêm vắc xin đầy đủ. “Tốt nhất cần tiêm hai mũi, trong đó, trẻ nhỏ đủ 12 tháng tuổi đưa đi tiêm chủng, thời gian cách nhau ít nhất 3 tháng”, bác sĩ Khanh khuyến cáo.

Khi chăm sóc trẻ nhỏ bị thủy đậu phải cắt móng tay nhằm hạn chế việc gãi nhiều sẽ bị nhiễm trùng da. Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, những món ăn từng khiến trẻ bị dị ứng cần tránh xa, đặc biệt người bị thủy đậu vẫn tắm bằng xà bông bình thường. Đối với các bóng nước sẽ tự khô, sau đó xuất hiện các vết thâm kéo dài từ 3- 6 tháng nhưng không để lại sẹo, tuyệt đối không được chọc ngoáy làm vỡ bóng nước gây nhiễm trùng.

Bác sĩ Khanh thông tin thêm, hiện nay đã có thuốc uống điều trị đặc hiệu bệnh thủy đậu, tên Acyclovir. Trong thời gian 48 giờ đầu tiên, người nhiễm bệnh sử dụng sẽ giảm rất nhanh các triệu chứng bệnh, dùng kèm thuốc bôi ngoài da sẽ khống chế sự lây lan vi rút thủy đậu ra cộng đồng.

chọn
Bất động sản tuần qua (28/4 - 4/5): Ba luật lớn kỳ vọng hiệu lực sớm, TP HCM dừng dự án BT của Phát Đạt
Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực sớm từ 1/7; điểm mới về thành lập cụm công nghiệp từ 1/5; loạt doanh nghiệp tiến vào Thái Nguyên... là những thông tin thị trường và dự án nổi bật tuần qua.