Mỹ thâm hụt ngân sách kỷ lục trong nửa đầu tài khóa 2020 - 2021

Bộ Tài chính Mỹ ngày 12/4 cho biết, nước này đã ghi nhận mức thâm hụt ngân sách kỷ lục trong nửa đầu tài khóa 2020-2021 (kết thúc vào tháng 3/2021) là 1.700 tỷ USD, tăng 130% so với mức thâm hụt 743 tỷ USD của cùng kỳ tài khóa trước, tác động bởi các hoạt động chi tiêu nhằm kích thích kinh tế do đại dịch Covid-19.
Mỹ thâm hụt ngân sách kỷ lục trong nửa đầu tài khóa 2020-2021 - Ảnh 1.

Tòa nhà Quốc hội Mỹ - Điện Capitol. (Ảnh: Getty Images).

Trong giai đoạn từ tháng 10/2020 đến tháng 3/2021, chi tiêu của Chính phủ Mỹ tăng hơn 1 tỷ USD so với cùng kỳ tài khóa 2019-2020, trước khi dịch Covid-19 bùng phát khiến nền kinh tế đình trệ và buộc Chính phủ phải tung ra các gói giải cứu quy mô lớn. Chỉ tính riêng tháng 3/2021, thâm hụt ngân sách của Mỹ đã tăng vọt 454% lên 541 tỷ USD.

Bộ Tài chính Mỹ lưu ý, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và việc làm giảm chỉ bắt đầu xuất hiện vào cuối tháng 3/2020, do đó, các dữ liệu từ đầu năm 2020 đến tháng 3/2020 không bị ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch này.

Tháng Ba vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật cứu trợ Covid-19 trị giá 1.900 tỷ USD nhằm hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp vượt qua đại dịch. Gói cứu trợ này đã nhận được sự hoan nghênh khi vừa thúc đẩy tăng trưởng trong nước vừa thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của thế giới. 

Theo tính toán sơ bộ của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), ngoài việc bơm tiền vào nền kinh tế đang chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, gói cứu trợ còn hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, kéo dài trợ cấp thất nghiệp cho tới tháng 9/2021 cùng khoản thanh toán trực tiếp 1.400 USD cho mỗi người dân Mỹ bắt đầu từ đầu tháng 3/2021.

Được đánh giá là một trong những động lực chính của tăng trưởng toàn cầu, kinh tế Mỹ đã sẵn sàng cho một năm đột phá, khi các gói kích thích tài khóa khổng lồ và chính sách nới lỏng tiền tệ chuyển thành tốc độ tăng trưởng GDP cao. 

IMF dự báo nền kinh tế đầu tàu thế giới sẽ phục hồi vững chắc với tăng trưởng GDP năm nay đạt 6,4%, mức tăng nhanh nhất kể từ đầu những năm 1980. Con số này cao hơn 1,3% so với dự báo IMF đưa ra trước đó. Tỷ lệ thất nghiệp dự báo sẽ giảm từ 8,1% năm ngoái xuống còn 5,8% năm nay và 4,1% trong năm 2022.

chọn
Bức tranh công nghiệp Nghệ An sau 10 năm: Từ 'vùng trũng' chuyển mình thành ngôi sao FDI của miền Trung
Từng là vùng trũng trên bản đồ công nghiệp, những năm qua Nghệ An liên tục phá kỷ lục hút vốn ngoại và tiến vào top 10 cả nước. Trong chu kỳ mới của bất động sản, tỉnh này được dự báo là ngôi sao mới dẫn dắt thị trường công nghiệp miền Trung với cuộc chơi dành cho những nhà phát triển chuyên nghiệp như VSIP, WHA Industrial và Hoàng Thịnh Đạt.