Năm 2019, Việt Nam có 2.235 người bị ngộ độc thực phẩm, chủ yếu ở khu công nghiệp và trường học, một số do thức ăn đường phố

Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP) vừa có báo cáo về kểt quả thực hiện công tác quản lí về ATTP năm 2019.

Theo đó, trong năm 2019, cả nước ghi nhận 88 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) làm 2235 người mắc, 2150 người đi viện và 11 trường hợp tử vong. So với cùng kì năm 2018, những con số này đã giảm đáng kể.

Cảnh báo nguy cơ NĐTP từ những bữa ăn tập thể

Theo thống kê, phần lớn các vụ NĐTP trong năm 2019 liên quan đến bếp ăn gia đình (30 vụ), khiến 167 người phải nhập viện và 5 trường hợp tử vong. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc sử dụng các thực phẩm hỗn hợp.

Các bếp ăn tập thể và những đám cưới, đám giỗ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ NĐTP.

Năm 2019, Việt Nam có 2.235 người bị ngộ độc thực phẩm, chủ yếu ở khu công nghiệp và trường học, một số do thức ăn đường phố - Ảnh 1.

Các y sĩ đang điều trị cho các bệnh nhân trong một vụ ngộ độc ở Thanh Hóa (Ảnh: Giáo dục & Thời đại).

Năm 2019 cũng chứng kiến 17 vụ NĐTP qui mô lớn (từ 30 người mắc) khiến 1429 trường hợp phải nhập viện, phần lớn xuất phát từ các bếp ăn tập thể của các khu công nghiệp, các trường học. 

Tình trạng NĐTP tại các đám cưới, đám giỗ thậm chí có xu hướng tăng so với năm 2018 (từ 13 lên thành 16 vụ). Thực trạng NĐTP do thức ăn đường phố vẫn tồn tại khi đây là nguyên nhân khiến 121 người phải nhập viện.

Bên cạnh đó, gần một nửa số vụ NĐTP tập trung ở khu vực miền núi phía Bắc (35 vụ). Một số địa phương tại Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Miền Trung cũng xảy ra nhiều vụ việc đáng tiếc.

Từ những con số đáng báo động nói trên, người tiêu dùng ngoài việc trông đợi vào hiệu quả quản lí nhà nước về ATTP đồng thời cũng cần có ý thức tự bảo vệ mình, tự trang bị kiến thức về ATTP.

Công tác đảm bảo ATTP còn nhiều hạn chế

Dù đã đạt được một số kết quả tích cực, tuy nhiên công tác đảm bảo ATTP tại nước ta vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục.

Đầu tiên, thách thức lớn nhất là việc sản xuất nhỏ lẻ (trên 8 triệu hộ dân) với nhiều nguy cơ ATTP, nhất là các thói quen, tập quán canh tác, sản xuất, mua bán, tiêu dùng nhỏ lẻ...

Tiếp theo, vẫn còn nhiều vấn đề nóng chưa được giải quyết triệt để như: kiểm soát các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; kiểm soát việc sử dụng hóa chất trong sản xuất thực phẩm; ngăn ngừa thực phẩm nhập lậu; tình trạng NĐTP tại các bếp ăn tập thể; việc kinh doanh, quảng cáo thực phẩm sai qui định pháp luật...

Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa các cơ quan quản lí chưa chặt chẽ. Nhiều cửa khẩu hải quan vẫn còn rườm rà trong khâu thủ tục kiểm định hóa chất, mặc dù đã có qui định của Chính phủ. Việc áp mã số HS chưa chính xác cũng gây bức xúc cho dư luận doanh nghiệp.

Ngoài ra, nguồn lực cho công tác quản lí còn mỏng, công tác quản lí, kiểm soát chất lượng ATTP nông lâm thủy sản tại nhiều địa phương còn biến động, chưa có sự đồng nhất.

Trên cơ sở đó, trong năm 2020, Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về ATTP đặt ra một số nhiệm vụ trọng tâm như: hoàn thiện, sửa đổi Luật an toàn thực phẩm; tập trung đảm bảo ATTP trước hết tại các đô thị lớn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác ATTP...


chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.