Nên hay không nên cấm giáo viên nữ mặc váy lên lớp?

Đầu năm học mới, việc Trường THPT Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) cấm giáo viên nữ mặc váy trước mặt học sinh đang gây nhiều tranh luận.
nen hay khong nen cam giao vien nu mac vay len lop Thủ khoa xinh đẹp ĐH Sư phạm: 'Đừng nghĩ đường cùng mới vào Sư phạm'
nen hay khong nen cam giao vien nu mac vay len lop Thủ khoa ĐH Xây dựng: Phải 'chày cối' một chút mới thành công
nen hay khong nen cam giao vien nu mac vay len lop Thủ khoa được đặc cách giữ lại làm giảng viên tại ĐH Thủy Lợi

Váy đã có trong đồng phục giáo viên

Là một giáo viên cấp ba, cô Nguyễn Thu Hà, Trường THPT N.L, Nghệ An, chia sẻ trường cô không cấm giáo viên mặc váy lên lớp mà chỉ yêu cầu giáo viên không được mặc chân váy xoè hoặc các loại váy quá hở, ngắn trên đầu gối.

Về áo, trường cũng yêu cầu giáo viên mặc áo sơ mi có cổ bẻ, không mặc áo xiết nách. Vì vậy, việc giáo viên nữ mặc váy liền thân dài quá đầu gối, chân váy công sở kết hợp áo sơ mi có cổ bẻ hoặc kết hợp áo vest lên lớp là “chuyện thường ngày ở huyện”.

nen hay khong nen cam giao vien nu mac vay len lop
Các giáo viên đã có chuẩn mực sư phạm riêng (Ảnh: Đinh Quang Tuấn).

“Trong đồng phục, giáo viên nữ chúng tôi đã có váy rồi. Trường may đồng phục cho giáo viên thì giáo viên nam là áo trắng, áo vest, quần tây, còn giáo viên nữ ngoài áo dài có thêm một bộ chân váy công sở đi cùng áo vest. Những lúc có sự kiện quan trọng như khai giảng, bế giảng, ngày lễ, các giáo viên nữ mặc chân váy đồng phục rất đẹp” - cô Hà cho biết.

Theo cô Hà, ngoài chân váy đồng phục thì bản thân cô thỉnh thoảng cũng mặc váy lên lớp nhưng chỉ mặc váy liền thân dài quá đầu gối hoăc chân váy chữ A kết hợp với áo sơ mi. Nhiều giáo viên có hình thể đẹp cũng thường xuyên mặc váy lên lớp.

Cô Nguyễn H, Hiệu trưởng một trường THPT ở TP.HCM phân vân "tại sao phải cấm giáo viên mặc váy, khi váy là trang phục phổ biến hiện nay?".

“Là hiệu trưởng nhưng cũng là giáo viên nữ, tôi thấy rằng nếu chỉ lên lớp với những bộ quần tây, áo sơ mi thì khô khan lắm. Áo dài thì chúng tôi không thể mặc thường xuyên vì có nhiều bất tiện. Vì vậy, tôi chỉ cấm giáo viên nữ mặc váy xẻ quá cao hoặc mặc váy không chuẩn mực. Còn vẫn khuyến khích các đồng nghiệp nữ nên có thêm những bộ váy phù hợp để thay đổi phong cách và cũng làm cho mình đẹp hơn” - cô H. nói.

Theo cô H. “đúng là giáo viên lên lớp mà mặc váy xoè, hoặc những kiểu váy quá ngắn thì không phù hợp, đặc biệt khi các phòng học hiện tại sử dụng quạt và cũng có lúc giáo viên phải cúi xuống để viết phần dưới bảng. Nhưng nếu giáo viên mặc váy đúng chuẩn là dài dưới gối hoặc chân váy công sở thì không nên cấm mà nên để mặc, vì mặc đẹp cũng là tôn trọng người đối diện”.

“Ở trường tôi, số lượng giáo viên nữ nhiều hơn giáo viên nam. Chúng tôi có chuẩn riêng của nhà sư phạm nhưng cũng có quyền làm đẹp cho chính mình và cũng là để đẹp hơn trong mắt học sinh. Khi có sự chỉn chu thì mặc váy có gì là sai” – cô Nguyễn H. đưa ra quan điểm.

Không nên áp đặt tư duy cái đẹp lên toàn bộ

Cô Phan Thị Thu Thuỷ, giáo viên môn lịch sử THCS quận Thủ Đức (TP.HCM), cũng cho rằng quy định cấm giáo viên nữ mặc váy lên lớp là rất vô lý, vì bản thân mỗi giáo viên đã có ý thức về trang phục khi đứng trên bục giảng.

“Là giáo viên, chúng tôi đều ý thức được cách ăn mặc và cách cư xử của mình sao cho phù hợp với học đường. Vì thế, không thể nói rằng chúng tôi không được mặc váy vì bàn giáo viên không có che chắn thì sẽ “hở” ra. Còn nói không cấm đến trường mặc váy mà chỉ cấm trước mặt học sinh thì quá vô lý, vì giáo viên lên trường không đứng trước học sinh thì đứng trước ai? Chắc chỉ dừng lại vài buổi họp giữa hoặc cuối kỳ” – cô Thuỷ nhận xét.

nen hay khong nen cam giao vien nu mac vay len lop
Ảnh minh hoạ (Ảnh: Đinh Quang Tuấn).

Theo cô Thuỷ, trường nào quy định điều này thì cũng nên cân nhắc còn vì giáo viên nữ phải mang bầu, sinh con. Trong thời gian 9 tháng mang thai, giáo viên nữ vẫn phải lên lớp, nếu không mặc váy thì rất bất tiện.

Đối với anh Nguyễn Sơn Hải, một giảng viên ở TP.HCM, cho rằng tuỳ theo mỗi nhà trường và môn học để có quy định phù hợp

“Trang phục của giáo viên là để đẹp hơn hình ảnh người giáo viên mà thôi. Và hết sức rõ ràng là giáo viên đẹp sẽ tạo động lực lớn hơn cho người học khi đến lớp, đặc biệt là với giáo viên ở bậc mầm non, tiểu học và các môn thuộc nhóm khoa học xã hội, ngôn ngữ ở bậc đại học, cao đẳng” – anh Hải đưa ra quan điểm.

Theo anh Hải, không nên cấm mà nên khuyến khích giáo viên có trang phục đẹp, phù hợp với hoàn cảnh, tính chất của giờ lên lớp.

“Năm ngoái chúng ta từng tranh cãi về câu chuyện giáo sư mặc quần đùi lên lớp. Còn các giáo viên là những "hot boy" hay “hot girl” đang được học sinh mến mộ thì sao? Liệu không có những trang phụ đẹp mà cứ ăn mặc lùi xùi như ông cụ thì có ai hâm mộ không?” – anh Hải đặt vấn đề.

Nam giảng viên này cho rằng quan điểm giáo viên nữ nên mặc áo dài chỉ nên khuyến khích thôi vì có lúc tiết nóng nực và có cô mặc áo dài rất đẹp nhưng có cô mặc không đẹp vì chân không dài thì một cái váy sẽ làm cho cô đẹp hơn.

Anh Nguyễn Viết Nam, một phụ huynh kể lại câu chuyện đến bây giờ anh vẫn còn nhớ những giờ tiếng Anh của cô giáo khi anh học đại học. "Do cô mặc váy và rất xinh nên giờ dạy của cô luôn có đông sinh viên".

“Bây giờ là một phụ huynh, tôi thấy rõ nhất là giáo viên mầm non. Thấy cô giáo nào mặc đẹp thì tự nhiên tôi an tâm về trường mình gửi con. Vì tôi cứ nghĩ trường học mà giáo viên ăn mặc không đẹp thì sẽ có thể có một số vấn đề như trường có ngăn nắp không, quản lý như thế nào, giáo viên có khó chịu không, có nên tin vào khả năng giảng dạy của giáo viên có tác phong như thế không...” - anh Nam phân tích.

Theo anh Nam “Không nên áp đặt kiểu tư duy về cái đẹp lên cho toàn bộ, mà nên để các giáo viên tự ý thức và khuyến khích giáo viên ăn mặc sao cho đẹp và phù hợp. Riêng giờ giảng nào cần trang phục bảo hộ thì phải theo yêu cầu bắt buộc”.

nen hay khong nen cam giao vien nu mac vay len lop 'Cô Trúc' hát 'Mong ước kỉ niệm xưa' sau 20 năm về thăm trường

Trở về thăm trường cũ trong vai trò là MC dẫn chương trình cho Lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, nữ diễn viên ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.