Ngân hàng ACB dừng bán bảo hiểm AIA và Manulife từ 2/12

Động thái trên diễn ra sau khi ACB và Sun Life Việt Nam đã kí thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm nhân thọ trong thời hạn 15 năm. Dự kiến việc hợp tác sẽ bắt đầu triển khai từ ngày 1/1/2021 thông qua mạng lưới của ACB trên 48 tỉnh, thành.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB – Mã: ACB) mới đây đã phát đi thông báo cho biết, sẽ ngừng hoạt động phân phối các sản phẩm bảo hiệm của Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA (Việt Nam) và Công ty TNHH BHNT Manulife Việt Nam tại tất cả chi nhánh, phòng giao dịch kể từ ngày 2/12.

"Việc ngừng hợp tác này sẽ không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng đối với các hợp đồng bảo hiểm đã mua từ hai công ty trên và ACB vẫn tiếp tục hỗ trợ khách hàng khi có nhu cầu phát sinh liên quan đến các hợp đồng bảo hiểm", thông cáo của ACB nêu rõ.

Quyết định trên được đưa trong bối cảnh ACB và Sun Life Việt Nam vừa kí thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trong thời hạn 15 năm.

Dự kiến việc hợp tác sẽ bắt đầu triển khai từ ngày 1/1/2021 thông qua mạng lưới của ACB trên 48 tỉnh, thành.

Giá trị của thương vụ chưa được các bên tiết lộ nhưng theo nhận định của CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), việc kí hợp đồng bảo hiểm độc quyền sẽ giúp cho ACB có được khoản phí trả trước khá lớn. Với tập khách hàng hiện có, BVSC ước tính mức phí trả trước có thể hơn 90 triệu USD (2.100 tỉ đồng).

Bộ phận phân tích CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) ước tính mức phí độc quyền trong trường hợp của ACB có thể vào khoảng 2.500 đến 3.000 tỉ đồng.

Còn theo nguồn tin của Chứng khoán Vietcombank (VCBS), mức phí trả trước mà ACB nhận được từ hợp đồng hợp tác bảo hiểm độc quyền lên tới 370 triệu USD (tương đương 8.500 tỉ đồng).

VCBS cho rằng mức phí trả trước mà ACB nhận được cao hơn nhiều so với các ngân hàng có qui mô tài sản tương đương là do ngân hàng có doanh số bán bảo hiểm tốt nhất trong nhóm ngân hàng chưa có hợp đồng hợp tác bảo hiểm độc quyền. Việc các ngân hàng hiện tại chưa có hợp đồng độc quyền còn rất ít khiến cho quyền lực trong đàm phán của các các ngân hàng này tăng lên so với các công ty bảo hiểm.

Bên cạnh đó, ACB cũng sở hữu tập khách hàng nhiều tiềm năng để khai thác. Cụ thể, ACB có mạng lưới 371 chi nhánh cùng với số lượng khách hàng cá nhân thường xuyên lớn lên tới 3,6 triệu người. Địa bàn kinh doanh của ACB trải rộng khắp cả nước với 103 chi nhánh ở miền Bắc, 58 chi nhánh ở miền Trung và 210 chi nhánh ở miền Nam.

Hiện tại tỉ lệ nhân viên ACB có mua bảo hiểm qua ngân hàng mới chỉ ở mức 16% và tỉ lệ khách hàng của ACB mua bảo hiểm qua ngân hàng mới chỉ đạt 1%. Tỉ lệ này thấp hơn so với một số ngân hàng có hoạt động bảo hiểm được đẩy mạnh sớm hơn và thấp hơn mức thâm nhập bảo hiểm qua kênh Bancassurance 15% trên thế giới.

Ngoài ra, tập khách hàng của ACB có tính chọn lọc và có thu nhập cao. Tỉ lệ khách hàng mua bảo hiểm bỏ dở hợp đồng của ACB trong 2 năm 2019 và 2020 lần lượt ở mức 5,5% và 10%, thấp hơn so với tỉ lệ 20 – 30% ở một số ngân hàng khác.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.