Ngân hàng cảnh báo tin nhắn mạo danh lừa đảo chiếm đoạt tiền

Kẻ lừa đảo nhắn tin SMS có đầu số mạo danh SCB, thông báo khách hàng click vào đường link giả mạo trong tin nhắn và yêu cầu nhập tên đăng nhâp, mật khẩu dich vụ e-banking để đánh cắp tiền trong tài khoản.
SCB cảnh báo tin nhắn mạo danh lừa đảo chiếm đoạt tiền - Ảnh 1.

Trang web mạo danh của đối tượng lừa đảo. (Ảnh: SCB).

Mới đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn  (SCB) đã phát đi cảnh báo về việc một số đối tượng mạo danh tin nhắn của ngân hàng nhằm chiếm đoạt tiền của khách hàng.

Theo thông tin đăng tải, kẻ lừa đảo mạo danh đầu số tổng đài của ngân hàng SCB và gửi các tin nhắn có nội dung "Chung toi phat hien tai khoan cua ban dang tieu dung o nuoc ngoai..." hay "tai khoan cua ban dang mo dich vu tai chinh toan cau, phi dich vu hang thang la 2.000.000 vnd se bi tru trong 2h...." và yêu cầu khách hàng truy cập vào một đường link giả mạo để hủy các giao dịch này.

SCB cảnh báo tin nhắn mạo danh lừa đảo chiếm đoạt tiền - Ảnh 2.

Tin nhắn lừa đảo mạo danh ngân hàng SCB. (Ảnh: SCB).

SCB cho biết đã có trường hợp khách hàng nhấp vào link giả mạo trong tin nhắn, và đã mất tiền. Số tiền này lập tức bị chuyển sang các tài khoản của các ngân hàng khác.

Ngoài ra, SCB khẳng định ngân hàng không yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân qua các kênh như tin nhắn SMS, email, phần mềm chat (Zalo, Viber, Facebook messenger…). 

Do đó, khi nhận các yêu cầu truy cập vào các đường link yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, SCB khuyến cáo khách hàng xóa và tuyệt đối không bấm vào các đường link này.

Đáng nói, tình trạng này đã xảy ra nhiều lần trước đó không chỉ đối với SCB mà còn nhiều nhà băng khác.

Mới đây, theo Báo Người Lao động, anh L.N.T.N. (TP HCM) cho biết tài khoản ngân hàng anh mở tại Vietcombank vừa bị "bốc hơi" 49 triệu đồng sau khi nhận được tin nhắn SMS từ số điện thoại mạo danh ngân hàng.

Cụ thể, vào chiều 23/5, anh nhận được SMS từ đầu số có tên "Vietcombank" với nội dung "Vietcombank trân trọng thông báo, tài khoản của quý khách hiện tại đã bị khoá. Đăng nhập đường link http://www.vevietcombanks.cc để xác thực ngay hôm nay", anh N. kể lại.

Anh N. thấy đầu số tin nhắn SMS gửi từ tổng đài Vietcombank nên đã làm theo, truy cập vào đường link trong tin nhắn và làm theo yêu cầu để lấy lại tài khoản. Tuy nhiên, sau khi thấy tài khoản bị trừ, anh mới biết mình bị lừa.

Từ đầu năm nay, nhiều ngân hàng khác như ACB, Sacombank... cũng đã xảy ra những vụ việc tương tự và đã cảnh bảo tới khách hàng.

Để tránh trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo như thế này, các ngân hàng khuyến cáo khách hàng cần tuyệt đối không truy cập các đường link, liên kết trong tin nhắn/email lạ hoặc không rõ nguồn gốc; không cung cấp tên, mật khẩu đăng nhập ngân hàng trực tuyến, mã xác thực OTP, số thẻ ngân hàng qua điện thoại, email...

Đồng thời, không sử dụng các tính năng lưu mật khẩu để đăng nhập tự động, không sử dụng chung một mật khẩu để đăng nhập ngân hàng trực tuyến và mật khẩu thư điện tử hoặc mật khẩu đăng nhập vào các mạng xã hội.

Ngân hàng cũng khẳng định không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật của khách hàng dưới bất cứ hình thức nào.

Ngoài thủ đoạn trên, hiện nay một số ngân hàng cũng đã bắt đầu cảnh báo chiêu thức lừa đảo khác trong dịp cuối năm thông qua hình thức giả mạo hợp đồng vay vốn, website/fanpage, tin nhắn nhằm chiếm đoạt tài sản và thông tin khách hàng.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.