Ngành công nghiệp 'tôi cần ngay bây giờ' ở Trung Quốc

Đến giờ ăn trưa và Li Huanhuan bắt đầu thấy đói. Nhưng thay vì rời văn phòng ở thành phố Thượng Hải và đi bộ đến cửa hàng nào đó để mua đồ ăn, Li chỉ cần nhấc điện thoại và gọi món qua ứng dụng điện tử.

Ở nhiều nước khác trên thế giới, chuyển hàng theo yêu cầu, đặc biệt đối với thực phẩm, là hình thức khá phổ biến. Ứng vụ công nghệ được phát triển rộng rãi, đáp ứng mọi yêu cầu của người tiêu dùng. Đối với khách hàng Trung Quốc, các ứng dụng đã đưa khái niệm này lên một cấp độ hoàn toàn mới.

Nếu vội vã đến một cuộc hẹn, Li chỉ cần gọi số cung cấp dịch vụ tax​i. Ngay cả khi cần một nhân viên massage, đầu bếp khách sạn hay thậm chí là một người giữ trẻ, thế giới dịch vụ hoàn toàn có thể ở trong tay Li chỉ với một chiếc điện thoại.

nganh cong nghiep toi can ngay bay gio o trung quoc
Một nhân viên giao hàng cho khách hàng ở Trung Quốc. Ảnh: Getty

Theo BBC, sự phát triển của tầng lớp trung lưu am hiểu công nghệ và chính sách chiết khẩu giữa nhà bán lẻ trực tuyến - nhà cung cấp dịch vụ đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng ứng dụng điện tử ở Trung Quốc cao hơn nhiều so với phương Tây. Số liệu thống kê của Trung tâm Thông tin mạng Internet Trung Quốc cho thấy, Trung Quốc có 688 triệu người sử dụng Internet tính đến cuối tháng 6/2015 và 9/10 người sử dụng điện thoại thông minh kết nối mạng.

Với mô hình liên kết từ các kênh trực tuyến đến cửa hàng thực tế C20 (online to offline), người sử dụng có thể đặt hàng sản phẩm, dịch vụ và yêu cầu vận chuyển đến nhà hoặc văn phòng.

"Cốt lõi thành công của ngành công nghiệp này là khả năng cung cấp sự thuận tiện và hiệu quả cho khách hàng", Mark Zhang, giám đốc điều hành, nhà sáng lập một trong những ứng dụng chuyển đồ ăn lớn nhất Trung Quốc, cho hay. Dịch vụ chuyển phát đồ ăn trực tuyến cho sinh viên Đại học Thượng Hải của Zhang bắt đầu cách đây 8 năm. Hiện nay, ứng dụng đã có 70 triệu người sử dụng và xử lý 5 triệu đơn hàng mỗi ngày.

Trong khi đó tại Mỹ, một công ty dịch vụ hoạt động theo mô hình tương tự có khoảng 7,4 triệu người sử dụng và tiếp nhận trung bình 271.000 đơn mỗi ngày.

Trợ cấp giá sản phẩm, sự phổ biến của điện thoại thông minh và các hình thức thanh toán điện tử phát triển đã thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển. Chuyên gia phân tích Wan Yuchen cho hay, chi phí lao động và giao nhận ở Trung Quốc cũng thấp hơn so với các thị trường phát triển khác, tạo điều kiện cho dịch vụ theo yêu cầu tăng trưởng nhanh chóng.

Trong những năm đầu phát triển mô hình C20, các hãng vận chuyển đồ ăn, hàng bán lẻ và ứng dụng đi nhờ xe phổ biến hơn cả. Nhưng hiện nay, ngày càng nhiều dịch vụ khác đã ra đời, từ ăn uống, làm đẹp, du lịch đến tổ chức tiệc cưới.

"Đây là một điều cần thiết ở Trung Quốc. Nhịp sống ở các thành phố lớn sẽ chỉ nhanh hơn. Khách hàng không có thời gian tự đi tìm quản gia và họ sẽ nhờ đến các ứng dụng một điểm đến", Wan Yong, giám đốc điều hành một ứng dụng hỗ trợ tìm kiếm quản gia cho hay.

Tuy nhiên, Wan nhận định lĩnh vực này ở Trung Quốc mới chỉ ở giai đoạn định hình và sẽ phất lên trong hai năm tới, khi khách hàng ngày càng giàu có hơn và các công ty hoàn thiện dịch vụ.

nganh cong nghiep toi can ngay bay gio o trung quoc
Sự phát triển của mô hình C20 đang dần thay đổi phương thức mua sắm của người trẻ ở Trung Quốc. Ảnh: Getty

Ngành công nghiệp "cần là có" ngày ở Trung Quốc không chỉ đem lại lợi ích cho khách hàng, mà còn cho cả chủ doanh nghiệp nhỏ và lao động tự do. Ye Xiaorong, một bảo mẫu ở Bắc Kinh, cho biết bà đăng ký trên một ứng dụng điện tử từ tháng 3. Điều này giúp bà kết nối và tiếp cận nhu cầu của khách hàng dễ dàng hơn.

"Trước đây, tôi không có công việc hay thu nhập ổn định", Ye nói. Người phụ nữ 42 tuổi từng làm nghề lái xe ôm quanh các bến tàu điện ngầm và kiếm được khoảng 5 nhân dân tệ (0,75 USD). Giờ đây, bà có kế hoạch hàng ngày và làm việc ít nhất 7 giờ mỗi ngày.

"Tôi thực sự thích công việc hiện tại. Nó giúp tôi có ý thức trách nhiệm và thu nhập cũng đều hơn", bà nói.

Khi ứng dụng điện thoại thông minh Trung Quốc phát triển, thói quen tiêu dùng của người dân cũng bắt nhịp theo xu hướng này. Theo Li, các ứng dụng đã thay đổi thói quen mua sắm của thế hệ trẻ như cô.

"Nếu mẹ tôi thấy đói hay muốn mua quần áo mới, bà có thể đi bộ đến quán nào đó để mua đồ ăn hoặc vào trung tâm mua sắm", Li giải thích. "Còn tôi, tôi sẽ làm viêc đó trên điện thoại".

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.