Nghi bố đẻ nung sắt, gí vào người con gái, mẹ ruột lên tiếng đòi quyền nuôi con nhưng bất thành

Nghi con gái bị bố đẻ và mẹ kế bạo hành nên chị Vân đã đòi quyền nuôi con. Tuy nhiên người chồng không đồng ý vì cho rằng... mình chăm con rất tốt. 
vu be gai nghi bi cha ruot va me ke bao hanh me ruot muon doi quyen nuoi con
Cháu bé nghi bị cha ruột và mẹ kế bạo hành. Ảnh: Sơn Hà

Ngày 15/3, nguồn tin từ TAND huyện Châu Thành (tỉnh Kiên Giang) cho biết, chị Huỳnh Thị Bích Vân (mẹ ruột bé N.H.N.T., sinh năm 2010 - bé gái nghi bị cha ruột và mẹ kế bạo hành hồi tháng 11/2017) cùng anh Nguyễn Văn Hòa và chị Trần Thị Kiều Tiên (cha ruột và mẹ kế bé T.) đã đến TAND huyện để tiến hành hòa giải lần 2 do phía chị Vân có đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con.

Chị Vân yêu cầu được nuôi con, bởi chị cho rằng con gái của mình bị cha ruột và mẹ kế bạo hành. Trong khi đó, anh Hòa nói mình nuôi con rất tốt. Vì có sự tranh cãi dữ dội nên buổi hòa giải không thành. Dự kiến, TAND huyện Châu Thành sẽ đưa vụ án này ra xét xử vào tháng 4 tới đây.

Như đã thông tin trước đó, sáng 24/11, các thầy cô giáo ở điểm Trường tiểu học Vĩnh Hòa Hiệp 1 thấy bé T. có dấu hiệu sốt, liên tục gục xuống bàn trong giờ học. Sau khi được thầy cô động viên, bé T. cho biết vết bỏng đó là do bị cha dùng cây sắt, nướng trên bếp ga rồi "thui".

Cũng trong thời điểm đó, bé T. cho biết, hàng ngày em đều bị cha và mẹ kế đánh đập.

Trao đổi với chúng tôi trước đó, chị Huỳnh Thị Bích Vân (SN 1990 - mẹ ruột bé T.) cho biết, sau thời gian chung sống, chị và chồng cũ xảy ra nhiều mâu thuẫn nên quyết định ly hôn.

“Thời điểm ly hôn, tôi bị chồng là Nguyễn Văn Hòa liên tục hành hung, nói không cho nuôi con thì sẽ không ly hôn, rồi còn dọa sẽ giết cả nhà nên rất hoảng loạn, đành chấp nhận nhường quyền nuôi bé T. cho chồng”, chị Vân giãi bày.

Cũng theo chị Vân, chồng cũ của chị không cho bé T. giao tiếp với những người trong gia đình bên ngoại của cháu. Nếu có bất cứ mối liên hệ nào, dù chỉ là một lời hỏi thăm, cháu T. cũng bị bố đánh đập. Chính vì thế nên chị Vân và những người thân của cháu (bên ngoại) không dám đến trò chuyện với cháu T. vì sợ về nhà T. bị đánh đòn.

“Khi tôi và Hòa chia tay, tôi về nhà cha mẹ ruột, còn Hòa nuôi con. Tôi có nghe mọi người nói Hòa và mẹ kế hay đánh bé. Biết thế nhưng không đám tiếp cận, hỏi han bé T. vì nếu sợ cháu về lại bị đánh đòn. Khi sự việc xảy ra, nhìn thấy những vết thương của con, tôi như đứt từng khúc ruột. Chỉ mong sao sớm được nhận con về để nuôi”, chị Vân chia sẻ.

Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Hòa (cha ruột bé T.) và chị Tiên (mẹ kế của bé T.) vẫn một mực khẳng định mình không đánh đập bé, ngược lại còn rất thương yêu thương.

Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương đã cho cách ly bé T. khỏi cha ruột và mẹ kế về sống với bên nội. Hết thời hạn cách ly, bé T. lại trở về ở với bố và mẹ kế.

Liên quan đến vụ việc, thầy Nguyễn Thanh Phước - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vĩnh Hoà Hiệp 1 thông tin, từ khi vụ việc xảy ra, cháu T. không đi học lại. Nhà trường có tổ chức cho giáo viên đến nhà dạy nhưng gia đình né tránh.

Trao đổi với PV, đại diện công an tỉnh Kiên Giang cho biết đang tập hợp hồ sơ, xin ý kiến chỉ đạo từ bộ Công an để có hướng xử lý. Qua làm việc, cả gia đình bên nội và bên ngoại biết cháu T. có nhiều vết bỏng nhưng không biết do đâu mà có. Bên cạnh đó, cháu T. cũng nói mình sơ ý nên bị bỏng chứ không phải do cha và mẹ kế hành hạ.

“Nếu cháu T. nói cháu bị cha mẹ bạo hành thì công an tỉnh có thể xử lý ngay được. Nhưng vì T. phủ nhận điều này nên chúng tôi phải xin ý kiến từ bộ Công an rồi mới có hướng xử lý tiếp”, đại diện công an tỉnh Kiên Giang nói.

vu be gai nghi bi cha ruot va me ke bao hanh me ruot muon doi quyen nuoi con Bé trai 9 tuổi nghi bị bố đẻ cầm dây điện đánh thương tích đầy mình

Bố mẹ đẻ li hôn nên Ng. (SN 2008) ở với bố và đã nhiều lần bị bố dùng dây điện đánh vào mông, tay, ...

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 - 2030
Hà Nam là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2050. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.