'Ngoại hình' hai tuyến đường sắt trên cao ở Hà Nội có gì khác nhau?

Mặc dù hai tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội và Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa chính thức đi vào hoạt động. Tuy nhiên, bằng mắt thường nhiều người dân vẫn có thể nhận ra những nét riêng biệt và đặc trưng của 2 tuyến đường sắt hiện đại nhất Thủ đô.

Tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội (bên trái) và tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông (bên phải), bằng mắt thường có thể dễ dàng phân biệt được 2 tuyến đường này.


Theo đó, cả 2 tuyến đường sắt đều có kiểu trụ bê tông hình dáng chữ T. Nhưng hầu hết tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội có cột trụ bê tông tròn (một số nút giao được thiết kế trụ vuông), còn đường sắt Cát Linh - Hà Đông có trụ bê tông vuông.

Được biết, tuyến Nhổn – ga Hà Nội do Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (UBND Thành phố Hà Nội) làm Chủ đầu tư. Tuyến có tổng chiều dài 12,5 Km (trong đó đoạn đi trên cao 8,5 Km và đoạn đi ngầm 4,5 Km), được khởi công vào 10/10/2010. Còn tuyến Cát Linh – Hà Đông do Bộ Giao thông Vận tải làm Chủ đầu tư. Tuyến có chiều dài 13,1 km, được khởi công xây dựng vào ngày 10/10/2011. Đến nay, cả 2 tuyến đường sắt trên chưa chính thức đi vào hoạt động.

Hình ảnh nhà ga của 2 tuyến đường sắt.

Đường đi vào nhà ga.

Tuyến Nhổn – ga Hà Nội chạy nổi trên cao dọc theo tim đường quốc lộ 32 từ: Cầu Diễn - Hồ Tùng Mậu - Xuân Thủy - Cầu Giấy - Kim Mã- tới ngã ba phố Nguyễn Văn Ngọc- Kim Mã thì chuyển chạy ngầm theo tim đường Kim Mã - đến đầu phố Núi Trúc chạy ngầm vòng qua khu dân cư (Nằm giữa đường Giang Văn Minh và Núi Trúc) - tiếp tục chạy ngầm theo tim đường Cát Linh - Quốc Tử Giám - xuyên ngậm dưới ga Hà nội và kết thúc điểm cuối ngã ba phố Dã Tượng với Trần Hừng Đạo. (Giai đoạn 2 sẽ kéo dài theo đường Trần Hưng Đạo - Phan Chu Trinh- Lò Đúc- Kim Ngưu- Công viên Yên Sở. Giai đoạn 3; nói kéo dài từ ngã tư Nhổn lên thị xã Sơn Tây - Hà Nội). Còn tuyến Cát Linh – Hà Đông có điểm đầu của Tuyến tại nút giao cắt đường Cát Linh - Giảng Võ, đi theo đường Hào Nam, qua phố Hoàng Cầu tới đường Láng, sau đó chạy ngang qua sông Tô lịch, chạy dọc theo trục đường Nguyễn Trãi - Trần Phú - Quang Trung và kết thúc tại ga Bến xe Yên Nghĩa.

Dưới gầm của 2 tuyến đường sắt.

Giá đỡ tại một số khúc cua.

Hình ảnh nơi giao nhau với các ngã tư lớn của 2 tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội và Cát Linh - Hà Đông.