Ngồi vỉa hè kiếm tiền triệu nhờ nghề khắc chữ trên dưa hấu

Với mức thù lao từ 100.000 đến 200.000 đồng/quả, những "nghệ nhân vỉa hè" chuyên tạo kiểu khắc hình trên dưa hấu có thể thu nhập tiền triệu mỗi ngày dù "vừa làm vừa chơi".
ngo i vi a he kie m tie n trie u nho nghe kha c dua ha u
Cứ mỗi dịp giáp Tết, những trái dưa khắc hình Phúc – Lộc – Thọ, mười hai con giáp đẹp mắt lại được tung ra thị trường, thu hút sự quan tâm của người dân.
ngo i vi a he kie m tie n trie u nho nghe kha c dua ha u
Không chỉ điêu khắc, tạo hình các nghệ nhân còn dùng thư pháp để thêm phần sinh động và ý nghĩa cho trái dưa.
ngo i vi a he kie m tie n trie u nho nghe kha c dua ha u
Dưới bàn tay điêu luyện của người thợ điêu khắc, những quả dưa hấu được chạm trổ, khắc chữ, hình gà độc đáo. Người mua hoàn toàn có thể yêu cầu khắc chữ theo ý muốn.
ngo i vi a he kie m tie n trie u nho nghe kha c dua ha u
Để tạo ra những sản phẩm chất lượng, những người thợ phải tập trung hết sức, bằng tâm huyết, sự đam mê để có thể truyền tải cái hồn của những nét khắc lên trái dưa hấu.
ngo i vi a he kie m tie n trie u nho nghe kha c dua ha u
Bộ đồ hành nghề của những "nghệ nhân đường phố".
ngo i vi a he kie m tie n trie u nho nghe kha c dua ha u

Chị Nguyễn Thị Tiên (29 tuổi, quê Bạc Liêu), cho biết, năm nay gia đình chị đưa ra thị trường 2 tấn dưa có khắc chữ. Giá một quả dưa khắc hình có giá từ 350.000 - 550.000 đồng/ quả. Trong đó, tiền công khắc hình trên mỗi trái dưa hấu từ 100.000-200.000 đồng, tùy mức độ yêu cầu của khách, hình đòi hỏi kỹ thuật cao thì giá sẽ cao hơn hình bình thường. Ngoài ra giá cả còn phụ thuộc vào cân nặng của trái dưa, ví như trái 6kg có giá 350.000, trái lớn loại 12kg có giá 550.000 (đã bao gồm công khắc).

ngo i vi a he kie m tie n trie u nho nghe kha c dua ha u
Với giá tiền công như vậy, một người thợ bình thường có thể kiểm từ 1 triệu đồng/ngày hoặc có thể hơn tùy thuộc vào mức tiêu thụ và số lượng đặt hàng của khách. "Nếu tập trung tối đa để làm một người thợ có thể làm trên chục trái một ngày, vì thế dù là thời vụ nhưng cũng kiếm được kha khá về quê ăn Tết", anh Hưng, một thợ khắc dưa trên đường Phan Đăng Lưu nói.
ngo i vi a he kie m tie n trie u nho nghe kha c dua ha u

Anh Võ Hồ Hải (25 tuổi, quê Bạc Liêu) một thợ điêu khắc dưa cho biết, nghề chính của anh là điêu khắc gỗ, tuy nhiên tháng cuối năm anh lại xin nghỉ sớm để đi làm khắc dưa hấu cho các chủ cơ sở tại TP HCM. “Năm nào tôi cũng làm cả, chỉ làm gần chục ngày nhưng thu nhập hơn chục triệu ấy, bằng bên kia làm nguyên một tháng. Vừa kiếm thêm tiền về quê ăn Tết, vừa là thấy cái nghề này hay hay, ngồi ngoài vỉa hè, mọi người xung quanh ai đi qua cũng cành mai cành đào không khí rất vui”.

ngo i vi a he kie m tie n trie u nho nghe kha c dua ha u
Gọi là nghề nhưng thực chất những người thợ làm nghề điêu khắc dưa hấu đều xuất thân từ những nghề khác nhau và coi việc khắc dưa hấu dịp Tết như một nghề thời vụ.
ngo i vi a he kie m tie n trie u nho nghe kha c dua ha u
Điểm qua một vòng các điểm bán dưa điêu khắc, có thể thấy được ngoài những mẫu khắc chữ Phúc – Lộc – Thọ – Tài truyền thống như mọi năm thì năm nay còn xuất hiện loại dưa hấu khắc khắc hình gà độc đáo và đẹp mắt.
ngo i vi a he kie m tie n trie u nho nghe kha c dua ha u
Để đưa những sản phẩm điêu khắc này đến với người dân, các chủ cơ sở phải trải qua nhiều công đoạn từ việc đặt dưa, chọn dưa, tìm địa điểm, xin phép phường… công đoạn nào cũng có khó khăn riêng. Chưa kể việc đặt dưa trễ không tìm được dưa đẹp, lên hàng trễ không kiếm được địa điểm bán,…
ngo i vi a he kie m tie n trie u nho nghe kha c dua ha u
Ngoài yêu tố để mưu sinh, những "nghệ nhân đường phố" này còn cho rằng, phải có sự đam mê, yêu thích, các công đoạn phải cẩn trọng, tỉ mỉ mới có thể thể tạo ra một sản phẩm đẹp cả chất và lượng được. Anh Nguyễn Văn Thạch (34 tuổi, quê Bạc Liêu), một thợ khắc dưa hấu lâu năm chia sẻ: "Việc khắc chữ trên những trái dưa cũng như một ông thầy đồ cho chữ để treo trong nhà vậy. Chữ phải thể hiện được thần thái chữ mới mang ý nghĩa của nó, đem lại sự may mắn, sung túc, tài lộc cho những người sở hữu".
chọn
Hiện trạng khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc sau 30 năm quy hoạch
Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc được quy hoạch từ năm 1994, có vị trí tại phường An Phú, TP Thủ Đức. Cùng xem hiện trạng dự án này sau 30 năm quy hoạch.