Người mua nhà chung sổ hồng, có thiệt thòi trong các giao dịch về sau?

Những căn nhà nhỏ có giá khoảng 600 - 800 triệu đang được nhiều người tìm mua vì phù hợp khả năng chi trả nhưng lại dùng chung sổ hồng. Điều này có khiến người mua nhà thiệt thòi về sau trong các giao dịch liên quan?
nguoi mua nha chung so hong co thiet thoi trong cac giao dich ve sau
Mua nhà chung sổ hồng có thể sẽ gặp rắc rối khi thực hiện các giao dịch về sau. ẢNH MINH HỌA

Hỏi: Vợ chồng tôi mới cưới được 2 năm và tính mua nhà ở Sài Gòn. Tôi tìm hiểu thì được biết những căn nhà nhỏ có diện tích 40 - 50 mét vuông có giá khoảng 600 - 800 triệu nằm trong khả năng của vợ chồng tôi. Tuy nhiên, những căn nhà này lại dùng chung sổ hồng với những căn còn lại. Xin hỏi luật sư, mua nhà chung sổ hồng có thiệt thòi gì không? Xin cảm ơn! (Đặng Thùy Trinh, TP.HCM).

Luật gia Nguyễn Thành Duy, Hãng luật Minh Mẫn trả lời:

Theo quy định Bộ luật dân sự thì nhà đất có chung quyền sở hữu, quyền sử dụng là hình thức sở hữu chung theo phần trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình.

Những người có chung quyền sử dụng đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 167 Luật đất đai thì: “Nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất”.

Đồng thời khi mua bán, mặc dù pháp luật công nhận những chủ sở hữu chung có quyền, nghĩa vụ tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, nhưng khi một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.

Theo đó, trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.

Như vậy, chủ sở hữu chỉ có thể bán nhà khi được sự đồng ý của những người đồng sở hữu còn lại, việc này tiềm ẩn rủi ro phát sinh tranh chấp khi có sự bất hòa giữa các đồng sở hữu dẫn đến chủ sở hữu không thể thực hiện các thủ tục mua bán theo đúng quy định pháp luật.

nguoi mua nha chung so hong co thiet thoi trong cac giao dich ve sau Ông Nguyễn Xuân Anh vẫn là một trong các lãnh đạo ở Đà Nẵng, bên phòng tổ chức 'đang làm các thủ tục liên quan'

Phó Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng cho biết ông Nguyễn Xuân Anh hiện vẫn đang giữ chức Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng nhiệm ...

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.