Người mua vàng đã bị \"móc túi\" hàng triệu đồng như thế nào?

Bên cạnh chiêu ăn gian tuổi vàng, nhiều đơn vị còn lách qua giá để móc túi người mua...
nguoi mua vang da bi moc tui hang trieu dong nhu the nao "Tiểu thư" giàu có chi 700 tỷ mua biệt thự cổ ở Sài Gòn gây xôn xao cộng đồng mạng
nguoi mua vang da bi moc tui hang trieu dong nhu the nao Siêu xe, SH, máy tính bảng...cho người cõi âm "ngập" phố Hàng Mã
nguoi mua vang da bi moc tui hang trieu dong nhu the nao Giá vàng hôm nay (10/8) tăng mạnh: Có nên đầu tư?
nguoi mua vang da bi moc tui hang trieu dong nhu the nao Thị trường bánh trung thu “vào mùa”

Móc túi người mua bằng ăn gian chất lượng vàng

Thông tin trên báo Pháp luật TP.HCM, ông Nguyễn Nam Hải, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Bộ KH&CN cho biết, Bộ đang triển khai thanh tra, kiểm tra diện rộng trên địa bàn cả nước về chất lượng vàng và tuổi vàng. Cuộc tổng thanh tra này được tiến hành từ tháng 7 đến tháng 9/2016, nhằm làm minh bạch hóa thị trường, chấn chỉnh lại việc sản xuất kinh doanh vàng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bước đầu lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều vàng kém chất lượng. Cụ thể, kiểm tra 1.718 cơ sở sản xuất kinh doanh vàng, phát hiện có 432 vi phạm với tổng số vàng trang sức bị xử lý vi phạm là 4.013 sản phẩm (lắc, vòng, nhẫn…), 170 phương tiện đo bị xử lý vi phạm.

Sai phạm phổ biến là sử dụng cân không kiểm định; chất lượng của thiết bị kiểm định tuổi vàng “có vấn đề”; chất lượng vàng không đạt so với công bố... Chẳng hạn nhiều cơ sở bán vàng 24K với hàm lượng vàng được công bố là 98%, nhưng kết quả kiểm định đạt 93,5%, thậm chí có mẫu chỉ đạt hơn 65%. Đối với vàng 18K, cơ sở kinh doanh vàng công bố hàm lượng vàng 75% nhưng kiểm định chỉ đạt 65%-73%.

Với vàng kém chất lượng như trên, người tiêu dùng đang bị móc túi số tiền không nhỏ.

Trong vai một khách hàng, chúng tôi nhờ một cửa hàng tại quận 2, TP HCM đo hàm lượng vàng của chiếc lắc tay một lượng, loại vàng 18K đạt chuẩn 75% vừa mua ở một cửa hàng khác không lâu. Sau một hồi kiểm tra, màn hình máy tính hiện ra con số 68%. Tính ra với giá vàng 18K ngày 10/8 được mua vào ở mức 25,7 triệu đồng/lượng thì chúng tôi bị mất gần 1, 8 triệu đồng.

nguoi mua vang da bi moc tui hang trieu dong nhu the nao
Trên thị trường vàng hiện nay có 3%-8% lượng vàng không đủ tuổi, không đảm bảo chất lượng. (Ảnh minh họa).

Kiểm soát tuổi, ăn gian giá

Ngoài chuyện cân không chính xác, nhiều chủ tiệm vàng còn sử dụng các chiêu “lách” thông tư, móc túi người tiêu dùng. Thực tế, Thông tư 22 chỉ quản lý về chất lượng, cân đo nhưng không quy định kiểm soát giá, nên các đơn vị kinh doanh vàng, dù công bố tuổi vàng theo đúng quy định, nhưng tính giá cao hơn.

Cụ thể, người tiêu dùng phải trả tiền mua vàng 75%, nhưng thật ra tuổi vàng chỉ có 64%. Với “chiêu” này, người tiêu dùng, có thể bị móc túi từ 1,1 - 3 triệu đồng/lượng.

Thông tin trên báo Thanh niên, ông Trần Thanh Hải Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn TP.HCM cho rằng một tỷ lệ ăn chênh lệch tuổi vàng bất thành văn là 64% - 68% - 75%, tức đơn vị sản xuất vàng 64% nhưng đến chành (doanh nghiệp kinh doanh) là 68% và tiệm vàng bán sản phẩm này ra với giá vàng 75%. Ăn gian tuổi vàng là chiêu trò phổ biến từ xưa đến nay.

Tuy nhiên, nếu mua được vàng trang sức đúng tuổi thì người tiêu dùng vẫn bị móc túi như thường. Thậm chí, mức độ thiệt hại có khi còn cao hơn. Phó tổng giám đốc một công ty vàng trên địa bàn TP.HCM cho hay, sau khi Thông tư 22 có hiệu lực, nhiều đơn vị kinh doanh vàng "lách" bằng cách công bố đúng tuổi vàng trên sản phẩm nhưng tính giá cao hơn.

Ví dụ công bố vàng hàm lượng 61% (tương đương giá 20,37 triệu đồng/lượng) nhưng bán với giá vàng hàm lượng 70% (tương đương 21,5 - 23,38 triệu đồng/lượng). Đơn cử ngày 24/4, giá vàng nguyên liệu hàm lượng 75% rao ở mức giá mua vào - giá bán ra 23,94 - 24,96 triệu đồng/lượng nhưng giá bán vàng nữ trang của một tiệm vàng trên đường Lê Quang Định, Q.Bình Thạnh, TP.HCM niêm yết là 25,8 triệu đồng/lượng; một tiệm vàng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3 ở mức 25,18 triệu đồng/lượng... Với “chiêu” này, người tiêu dùng bị móc túi từ 1,1 - 3 triệu đồng/lượng. “Lách” qua giá bán, người tiêu dùng sẽ không biết được mình mua giá nào là đúng và không bị thiệt.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Dưng nhận xét Thông tư 22 về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ, chỉ quản lý về chất lượng, cân đo... nhưng không quy định kiểm soát giá nên bằng cách này, nhiều cửa hàng vàng vẫn ung dung móc túi người mua và người tiêu dùng cũng chịu thiệt hại, thậm chí lớn hơn “chiêu” ăn gian tuổi vàng truyền thống nói trên.

Bộ Khoa học - Công nghệ nhìn nhận trong thời gian gần đây xuất hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật về đo lường trong kinh doanh vàng nói chung; về tiêu chuẩn, chất lượng và nhãn hàng hóa gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính, ảnh hưởng xấu đến văn minh thương mại.

Để thiết lập lại trật tự thị trường vàng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Nguyễn Nam Hải cho hay: “Hiện Bộ KH&CN đang chủ trì soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 80 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trong đó bổ sung thêm các hành vi vi phạm về lưu thông vàng trang sức và mỹ nghệ”.

Xem thêm: Tin tức HÀNG HÓA - TÀI CHÍNH mới nhất trong ngày

Nhiều ý kiến cũng đề nghị, tại các trung tâm kiểm định được nhà nước cấp phép và chỉ định cần đầu tư đầy đủ các loại máy hiện đại để khách hàng có thể kiểm tra chất lượng vàng.

chọn
Bất động sản tháng 4/2024: Ban hành nghị định về lấn biển; giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng nóng
Trong tháng 4, Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển; Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội xử lý hành vi thổi giá chung cư; Long An, Hậu Giang được duyệt chuyển đổi đất lúa làm loạt dự án nghìn tỷ; Bình Dương chấp thuận đầu tư KĐT tỷ USD;...