Người phụ nữ 23 năm dành trọn tình yêu cho trẻ khuyết tật

Suốt 23 năm đồng hành cùng trẻ khuyết tật, đặc biệt là trẻ câm điếc, cô giáo Phan Thị Sen chưa một lần thôi thao thức, làm sao để giúp các em hòa nhập và loại bỏ mặc cảm trong cuộc sống.
nguoi phu nu 23 nam danh tron tinh yeu cho tre khuyet tat Chuyện cô giáo 10 năm gắn bó với các em học sinh khuyết tật ở Tuyên Quang
nguoi phu nu 23 nam danh tron tinh yeu cho tre khuyet tat Cộng đồng LGBT Thanh Hóa hoạt động thiện nguyện thăm trẻ em khuyết tật

Duyên may và sự lựa chọn

Người mà chúng tôi nhắc đến là cô giáo Phan Thị Sen, Trưởng phòng Dạy thực hành, Trung tâm Phục hồi chức năng - Giáo dục trẻ em khuyết tật Khánh Hòa (Trung tâm), là một trong 10 phụ nữ vừa nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2018 vào ngày 15/10 tại Hà Nội.

nguoi phu nu 23 nam danh tron tinh yeu cho tre khuyet tat
Cô Phan Thị Sen (thứ 2 từ bên phải qua) trong đêm nhận giải thưởng Việt Nam 2018. (Ảnh: HLHPNVN)

Nói về giải thưởng cô Sen cười hiền: “Đó là thành quả của tập thể, nếu không có tập thể tôi không làm được gì”.

Mở đầu câu chuyện về “mối lương duyên” với trẻ khuyết tật, cô kể bản thân là giáo viên tiểu học và có một thời gian dài đi dạy tại Đăk Lăk nhưng vì cuộc sống nên chuyển về Khánh Hòa.

“Năm 1995, tôi được giới thiệu vào giảng dạy tại trung tâm. Được tiếp tục với nghề giáo tôi mừng lắm nhưng cũng đầy lo lắng khi học trò của mình là những trẻ em chậm phát triển và khuyết tật.

Nhưng khi tiếp xúc với các em, cảm thấy các em chịu nhiều thiệt thòi ngay từ chính gia đình và xã hội, tôi tự nhủ cần phải đồng hành, giúp các em hòa nhập cuộc sống nên tôi nỗ lực để học cách chia sẻ và giáo dục các em. Thắm thoắt đã 23 năm”, cô Sen nhớ lại.

Những ngày đầu về trung tâm, cô được giao phụ trách các em bị down, thiểu năng… Bằng tình thương và sự nỗ lực chỉ trong một thời gian ngắn cô đã làm chủ lớp học, giúp các em cải thiện về ý thức, hành vi cá nhân và dần hòa nhập với cộng đồng.

nguoi phu nu 23 nam danh tron tinh yeu cho tre khuyet tat
Cô Sen trong một tiết học cùng các em khuyết tật.

Nhận thấy sự kiên trì và tình yêu trẻ khuyết tật mãnh liệt, lãnh đạo trung tâm quyết định cử cô phụ trách các em câm điếc, bởi đây là một trong những dạng khuyết tật khó do hạn chế về ngôn ngữ.

“Những ngày đầu đồng hành cùng trẻ câm điếc, tôi nhận ra cá em phát triển như “cây dại” do hạn chế về ngôn ngữ và mang một mặc cảm từ thuở nhỏ. Bản thân tôi lại chưa có kinh nghiệm giao tiếp với các em nên tôi phải nỗ lực rất nhiều để có thể nói chuyện, hiểu và giảng dạy cho các em”, cô Sen tâm sự.

Thao thức để hòa nhập

Hạn chế về ngôn ngữ nên trẻ câm điếc không giãi bày để bạn bè, thầy cô hiểu nhu cầu của mình. Các em lúc nào cũng muốn nổi loạn, quậy phá, la hét để gây sự chú ý với những người xung quanh.

Một lớp thường có 12-14 trẻ nhưng mỗi một trẻ có mức độ nhận thức khác nhau, đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh gia đình, chế độ chăm sóc khác nhau, không trẻ nào giống trẻ nào.

nguoi phu nu 23 nam danh tron tinh yeu cho tre khuyet tat
Hướng dẫn các em các kỹ năng sống.

Vậy nên cô Sen luôn phải áp dụng thử nghiệm các phương pháp khác nhau đến từng học sinh.

“Nếu các hấy em vui, mình cũng vui, trẻ có tiến bộ thì ghi chú lại và đưa ra phương pháp để các em hoàn thiện dần”- cô Sen cho biết.

Cứ lần gỡ từng nút thắc, dần dà cô hiểu những học trò của mình và làm chủ các phương pháp giảng dạy cũng như đưa ra nhiều đề tài sang kiến để việc dạy học thêm phong phú và giúp các em dễ tiếp thu.

Đặc biệt là sáng kiến “Tranh, hình kí hiệu ngôn ngữ với các mẫu câu giao tiếp thông thường” bằng 3 thứ tiếng Việt, Anh, Pháp đã giúp các học sinh tăng cường vốn ngoại ngữ, đáp ứng nhu cầu hòa nhập khi du lịch ở Khánh Hòa hết sức phát triển.

nguoi phu nu 23 nam danh tron tinh yeu cho tre khuyet tat
Lo lắng cho các em trong mọi hoàn cảnh.

Cũng chính đề tài này mà mỗi năm trung tâm đón gần chục sinh viên nước ngoài đến thực tập đã phần nào giúp học trò Việt và giáo viên bản ngữ có thêm một kênh giao tiếp.

Theo cô Sen, trung tâm giáo dục các em học hết chương trình tiểu học. Khi học xong các em cũng ở độ tuổi 16-18 tuổi. Mục tiêu mà các thầy, cô ở Trung tậm đặt ra là khi ra trường các học sinh không trở thành gánh nặng xã hội, tự lo được cho bản thân.

Vậy nên ngoài việc dạy chuyên môn, các thầy cô ở đây còn hướng các em đến các kỹ nằng tự phục vụ, làm người khác hiểu được ý mình; dạy cho các em biết đọc, viết, nói ra cộng đồng hiểu, vượt qua mặc cảm, tự ti.

Đặc biệt luôn tạo điều kiện để các em thêm tự tin để hòa nhập cộng đồng như thường xuyên mời học sinh ở các trường (không khuyết tật) đến giao lưu.

Đồng thời đưa học trò của mình đi tham quan, vui chơi và tham gia văn nghệ, đại hội thể thao trong và ngoài tỉnh.

nguoi phu nu 23 nam danh tron tinh yeu cho tre khuyet tat
23 năm đồng hàng với trẻ khuyết tật, cô Phan Thị Sen luôn thao thức để các em ngày một trưởng thành hơn.

“Như việc trung tâm dạy các em cờ vua, để các em tham dự và có giải với học sinh bình thường đã khiến các em tự tin, vì các em biết rằng mình có khả năng, không thua kém.

Hoặc chúng tôi tổ chức cho các em biểu diễn văn nghệ cho cộng đồng, xã hội cũng giúp các em sống tự tin, sống có ích”- cô Sen chia sẻ.

Không những dành thời gian cho các học sinh tại Trung tâm mà ngay cả những học sinh đã ra trường cô vẫn theo dõi cuộc sống, nhiều trường hợp cũng từ cô mà các em trưởng thành hơn, sống có ích và đặc biệt sống có trách nhiệm trong hôn nhân.

Như việc cô vẫn phụ trách duy trì hoạt động của CLB khiếm thính “Biển Xanh”. Nơi đây cô Sen qui tụ các em khuyết tật lớn tuổi để chia sẻ về cuộc sống, luật hôn nhân gia đình, luật giao thông… cũng như những quyền lợi của người khuyết tât.

Câu lạc bộ mỗi ngày chất lượng hơn, sinh hoạt ngày càng nâng cao, đa dạng và phong phú về nội dung sinh hoạt, số lượng Hội viên phát triển mạnh.

Cũng từ đây, CLB đã giới thiệu việc làm cho 30 em khiếm thính lớn tuổi, hiện nay các em đều đã có công việc ổn định, thu nhập từ 3.000.000đ – 6.000.000đ/tháng.

Bản thân cô đã hỗ trợ công an, tòa án tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Đắc Lắc, tỉnh Bình Định phiên dịch cho hơn 10 vụ án có liên quan đến người khiếm thính bị hại và tội phạm.

Nói về dự định của mình, cô Phan Thị Sen vẫn nụ cười hiền: "Tôi vẫn luôn cố gắng từng ngày để đồng hành với các em khuyết tật giúp các em ngày một trưởng thành hơn, có ích cho gia đình và xã hội".

Ông Phan Văn Hiệp, Giám đốc Trung tâm PHCN – GDTEKT Khánh Hòa, cho biết trong cuộc sống cô Sen là người phụ nữ nghị lực, vượt qua khó khăn trong gia đình khi chồng không may qua đời, một mình nuôi 2 con khôn lớn.

Trong công tác, cô nhiều năm liền là chiến sĩ thi đua, được các cấp khen thưởng từ cấp ngành đến cả Thủ tướng Chính phủ.

Từ năm 2001 đến nay, cô Sen đã có 5 đề tài 3 sáng kiến dạy học. Nổi bất như đề tài giúp hoàn thiện phương pháp giảng dạy như: “Phương pháp dạy trẻ Down hòa nhập cuộc sống”, đánh giá tình hình hoạt động ngoại khóa, thể chất của học sinh tại Trung tâm PHCN – GDTE khuyết tật từ 2005 đến 2009…

nguoi phu nu 23 nam danh tron tinh yeu cho tre khuyet tat Robot giúp người khuyết tật làm việc

Một quán cà phê ở khu Akasaka thuộc thủ đô Tokyo - Nhật Bản dự kiến đi vào hoạt động từ cuối năm nay, với ...

nguoi phu nu 23 nam danh tron tinh yeu cho tre khuyet tat Dạy nghề cho học sinh biết tự nuôi sống bản thân

Trong thời gian qua, Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Cà Mau phát triển khá toàn diện về cơ sở vật chất, trang thiết ...

nguoi phu nu 23 nam danh tron tinh yeu cho tre khuyet tat Lễ khai giảng đặc biệt của học sinh khiếm thính ở Hà Nội

Thầy và trò trường PTCS Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) bắt đầu một năm học mới bằng lễ khai giảng đặc biệt dành ...

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.