Người tiêu dùng được chiều chuộng hết cỡ

Chưa bao giờ người TP mua sắm thoải mái như bây giờ. Khách hàng đúng nghĩa là “thượng đế”, được phục vụ tận… răng!

Ngoài những hệ thống siêu thị đa ngành, chuyên ngành trải đều khắp cả nước, mấy năm gần đây thêm hàng loạt cửa hàng tiện lợi mọc lên như nấm dọc ngang phố phường.

Nào Co.opfood, Satrafoods,VinMart, Family Mart, B’smart, Ministop… bán không thiếu thứ gì. Và sắp tới đây thêm nhiều tập đoàn bán lẻ nước ngoài nhảy vào nước ta tranh nhau miếng bánh bán lẻ béo bở, tha hồ cho các “thượng đế” chọn nơi mua sắm.

Tràn lan cửa hàng tiện lợi

Chỉ một đoạn đường ngắn chưa đến 1 km trên đường Nguyễn Duy Trinh, quận 2 mà tôi đếm có đến năm cửa hàng tiện lợi. Hay như khu chung cư tôi ở thuộc loại thường thường bậc trung với ba block nhà 18 tầng nhưng có đến ba mini siêu thị - cửa hàng tiện lợi: Co.opfood, Family Mart và VinMart khai trương trong vài tháng, dù trước đó đã có một cửa hàng bách hóa của cư dân chung cư bán không thiếu thứ gì! Co.opfood là chuỗi cửa hàng tiện lợi chuyên thực phẩm của hệ thống siêu thị Co.opmart - tập đoàn bán lẻ hàng đầu Việt Nam từ mười mấy năm nay. Nó có lợi thế nguồn hàng mua tận gốc bán tận ngọn của Co.opmart với nhiều mặt hàng do chính Co.opmart sản xuất hay hợp tác sản xuất với nông dân. Vì vậy hệ thống cửa hàng tiện lợi Co.opfood thực phẩm dồi dào, tươi ngon và giá cả tương đối mềm. Chuỗi cửa hàng này tự hào phục vụ bữa ăn của người TP tốt nhất, giá cả tốt nhất.

Tại khu chung cư tôi ở, từ những người khá giả, trung lưu đến những người có thu nhập thấp đều có thể vào mua hàng Co.opfood. Ở đây bán từ củ cà rốt, trái ớt chuông Đà Lạt đến thịt bò Úc, trái kiwi New Zealand, nho Mỹ, rượu vang Chile… Đặc biệt nhất ở đây có lẽ là những thực phẩm chế biến sẵn còn tươi roi rói rất bắt mắt và vô cùng tiện lợi đối với những người ít thời giờ hay những người không quen chế biến. Nhiều hôm vợ đi vắng, tôi vẫn thường vào Co.opfood mua vài món chế biến sẵn như cá kho tộ chuẩn bị sẵn trong tộ đất, đậu hũ dồn thịt… Tất cả trông khá vệ sinh an toàn thực phẩm. Mua về chỉ việc bắc lên bếp mươi phút là có món ăn cơm. Ngay chị công nhân vệ sinh chung cư nhiều hôm tôi cũng gặp ở cửa hàng tiện lợi Co.opfood. Tôi để ý thấy sau khi dọn vệ sinh chung cư xong tầm 11 giờ, có hôm chị tạt vào Co.opfood mua vài lạng thịt heo xay hay hộp xương gà ướp lạnh. Chị bảo: “Chỉ 13.000 đồng một hộp xương gà, về kho lấy nước chấm rau. Gọi là xương nhưng cũng còn nhiều thịt cho lũ nhỏ gặm, còn lại tôi nhai tất, ăn xương có nhiều can xi, đỡ loãng xương̀”.

nguoi tieu dung duoc chieu chuong het co

Khách hàng tha hồ được chiều chuộng do ngày càng có nhiều cửa hàng tiện ích mọc ra.

Coi chừng mua dễ trả khó

Chuyện mua bán hàng qua mạng còn khỏe hơn nữa. Bây giờ chỉ ngồi nhà cũng có thể mua tất tần tật mọi thứ mà siêu thị hay chợ truyền thống bán. Ông bạn ở lầu năm cùng chung cư đang ngồi uống cà phê với tôi ở đầu ngõ, chợt nhớ gọi điện thoại mua hộp thuốc dưỡng tóc, nhuộm tóc bằng dược liệu hà thủ ô với đậu đen, mè đen gì đó. Ngồi tán phét với tôi chưa tới một giờ đã nghe tiếng điện thoại của người giao hàng báo đã tới trước chung cư!

Nhưng ở đời cái gì nó cũng có mặt trái của nó. Với vô số chiêu thức “dụ” thượng đế, nhất là những “tín đồ đạo shopping” - hầu hết là giới trẻ - rất dễ bị cuốn hút vào vòng xoáy mua sắm. Hàng hóa tràn ngập làm lóa mắt, nhất là các sản phẩm công nghệ cao như smartphone, ra cái mới nào cũng muốn mua. Như nhiều cô cậu mê mua sắm iPhone, iPad trả góp lãi suất 0%, trả được vài ba tháng xong mất khả năng chi trả, phải nói dối gạt cha mẹ đóng tiền học hành gì đó hay vay lãi suất cao để trả mà nợ ngày càng ngập đầu. Hoặc tệ hơn như trường hợp đứa cháu tôi đang làm thủ quỹ một công ty, trong tay cầm cả đống tiền, dù không phải tiền mình nhưng nó vốn là “tín đồ đạo shopping” đã nhám tay thâm vào quỹ công ty. Cũng may nhờ sếp phát hiện kịp chỉ cảnh cáo, phạt chuyển sang bộ phận khác không dính tới tiền bạc. Nếu phát hiện chậm có lẽ nó đã vào nhà đá ngồi gỡ lịch rồi.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.