Tết Nguyên đán (hay thường được gọi là Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền) là dịp lễ quan trọng nhất trong một năm của người Việt Nam và một số các dân tộc sử dụng lịch mặt trăng (âm lịch).
Theo các nhà nghiên cứu dân tộc học, từ "Tết" được xuất phát từ chữ Hán và được đọc theo âm Hán Việt là "Tiết" (nghĩa là đốt tre đốt trúc, mở rộng nghĩa là một phiến đoạn thời gian trong năm).
Tết Nguyên đán là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. (Ảnh minh họa). |
Ngày xưa, người dân sinh sống dựa trên nền nông nghiệp trồng lúa nước và thường chia thời gian trong một năm thành hai phần chính: thời vụ và nông nhàn.
Vào thời điểm "thời vụ" thì người dân phải lao động vất vả, hiếm có dịp sum họp, gặp gỡ. Chính vì thế, vào lúc nông nhàn, người dân sử dụng quỹ thời gian đó để cúng bái gia tiên, sum họp gia đình.
Hói một cách khái quát, đơn giản hơn, Tết là những đan xen giữa các khoảng trống thời vụ.
Trong một năm có nhiều ngày, nhiều dịp Tết và trong những dịp Tết đó thì Tết Nguyên đán là quan trọng nhất.
"Nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm. Nguyên đán có nghĩa là ngày đầu tiên/buổi sáng đầu tiên trong một năm.
Ngoài ra, nhiều người cũng lí giải từ "nguyên" còn thể hiện cho sự đầy đủ, tròn trịa, trọn vẹn và cũng vì thế, Tết Nguyên đán còn có một ý nghĩa khác biểu trưng cho ước muốn cuộc sống luôn được ấm no, đầy đủ của người dân.
Nhiều người đã lầm tưởng Tết Nguyên đán có nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc, thông qua quá trình đô hộ 1000 năm Bắc thuộc. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguồn gốc Tết Nguyên đán xuất phát từ chính đất Việt.
Theo nhiều nghiên cứu, Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ đất Việt. (Ảnh minh họa). |
Thạc sĩ Lương Đức Hiển đã có sự lí giải khá thuyết phục trên báo Giáo dục Việt Nam về sự xuất hiện của Tết Âm lịch. Theo đó, tác giả có viết:
"Thông qua câu chuyện sự tích “Bánh chưng bánh dày” biểu trưng cho quan niệm 'Trời tròn – Đất vuông' của cư dân người Việt làm nông nghiệp; đã chứng minh Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam chúng ta, trước cả thời Tam Hoàng Ngũ Đế bên Trung Hoa.
Khổng Tử – Nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng người Trung Hoa, trong sách Kinh Lễ có viết: 'Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó'.
Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết 'Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này'.
Điều đó càng khẳng định, Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ Việt Nam, sau đó được người Hoa du nhập và phát triển như ngày nay."
Những việc nên làm vào dịp Tết Nguyên đán để được may mắn quanh năm
Tết Nguyên đán 2019 là dịp các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau để cùng đón năm mới Kỷ Hợi. Theo quan ... |
Những kiêng kị trong việc hái lộc đầu năm để không rước xui xẻo về nhà
Vào đầu xuân năm mới, người dân thường đi chùa hái một cành lộc nhỏ với ý nghĩa tượng trưng là mang sự sinh sôi ... |
Những điều kiêng kị tuyệt đối không nên làm dịp đầu năm 2019
"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Dưới đây là những điều kiêng kị không nên làm trong ngày mùng 1 Tết Âm lịch. |
Khám phá nguồn gốc tục lệ kiêng quét nhà ngày mùng 1 Tết
Quét nhà vào mùng 1 những điều kiêng kị dịp Tết mà ai cũng phải nhớ. Vậy, nguồn gốc của việc kiêng kị đó là ... |