Từ xưa đến nay, người Việt luôn quan niệm rằng nếu đầu năm, đặc biệt là ngày mùng Một Tết Âm lịch làm những điều tốt thì cả năm sẽ được may mắn, thuận lợi. Ngược lại, nếu không tránh những điều kiêng kị ngày Tết thì cả năm sẽ đen đủi.
Chính vì thế, vào dịp này, những người trong gia đình sẽ tự bảo nhau phải tránh những điều đại kị vào dịp Tết để bản thân tự cảm thấy yên tâm cũng như hi vọng vào năm mới suôn sẻ.
Dưới đây là một số việc điều không nên làm vào dịp đầu năm để tránh đen đủi cho bản thân cũng như cho những người xung quanh vào dịp Tết.
Đi chùa đầu năm là nét văn hóa tốt đẹp của người dân Việt Nam dịp năm mới. (Ảnh minh họa). |
Theo phong thủy, lửa tượng trưng cho sự ấm áp, may mắn còn nước tượng trưng cho tài vận, sự sinh sôi nảy nở. Chính vì thế, dân gian có câu: "Tiền vào như nước"...
Vì vậy, nếu như ngay ngày đầu năm mới, bạn lại mang cho đi sự ấm áp, may mắn cũng như tài vận của mình thì là điều không nên. Tốt nhất, vào ngày này, người dân không nên xin hay cho nước và lửa.
Cũng chính vì quan niệm đó mà dịp năm mới, nhiều người đi hành hương ở đền, chùa cũng thường xuyên mua những bao diêm đỏ tượng trưng cho lửa, cho sự ấm áp. Nhiều người quan niệm, mang "lửa" về nhà là mang hạnh phúc về nhà dịp năm mới.
Trong những ngày tháng cuối cùng của năm cũ (tháng Chạp), nếu bạn có vay tiền hay mượn đồ đạc của ai thì nên trả trước Tết. Tốt nhất là trả trước ngày 30 tháng Chạp. Nếu để món nợ từ năm cũ sang năm mới vừa khiến tinh thần của bạn không thoải mái và dịp năm mới cũng không nên trả nợ hay đòi nợ bất cứ một ai.
Bởi dân gian thường quan niệm, ngày đầu năm mới đi đòi nợ hay trả nợ là báo hiệu của một năm "đi vay rồi lại đi trả", không có tài sản tích lũy. Đây là điều kiêng kị ngày Tết.
Theo truyền thống, Tết là dịp những trang phục với màu sắc sặc sỡ như đỏ, hồng, vàng lên ngôi. Sở dĩ vậy vì những màu sắc trên vừa thể hiện trạng thái tươi vui, vừa mang ý nghĩa tài lộc trong năm mới.
Ngược lại, các màu sắc trầm buồn như màu đen, trắng lại tuyệt đối không nên mặc trong ngày lễ Tết bởi theo quan niệm xưa, màu đen, màu trắng chỉ sử dụng trong dịp ma chay hay khi gia đình có chuyện buồn.
Vì vậy, việc mặc quần áo màu trắng, đen là việc không nên làm trong ngày mùng Một Tết.
Quét nhà là một trong những việc kiêng kị đầu năm. (Ảnh minh họa: bachhoaxanh). |
Người xưa tin rằng tủ là nơi cất giữ tài lộc còn góc nhà là nơi cư ngụ của Thần Tài. Chính vì thế, vào ngày mùng Một Tết, người dân không nên mở tủ, quét nhà và hót rác.
Tục này bắt nguồn từ một điển tích củaTrung Quốc. Chuyện kể rằng có người lái buôn tên là Âu Minh, khi đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một người hầu tên là Như Nguyệt. Sau khi đưa Như Nguyệt về, gia đình Âu Minh ăn nên làm ra, vô cùng phát đạt.
Đến năm nọ, vào ngày mùng Một Tết, Âu Minh nổi cơn thịnh nộ đánh Như Nguyệt.
Như Nguyệt sợ quá chui vào đống rác ở góc nhà. Vợ Âu Minh do không để ý nên đã quét nhà và hót luôn đống rác (có Như Nguyệt bên trong) đổ ra ngoài đường.
Từ đó gia đình Âu Minh lại nghèo đi. Người dân quanh vùng biết chuyện đã đồn Như Nguyệt chính là thần tài và lập bàn thờ để thờ. Từ đó, người dân kiêng hót rác trong ngày đầu năm.
Ngược lại với những điều phải kiêng kị trên, dịp đầu xuân năm mới, người dân nên làm những việc sau để cả năm được an lành, hạnh phúc
Phía trên là những điều nên làm và những điều kiêng kị ngày Tết.
Lí giải việc mâm cỗ cúng giao thừa không thể thiếu gạo và muối
Gạo và muối là hai vật phẩm không thể thiếu trên mâm cỗ cúng giao thừa. |
Tiến sĩ văn hoá lí giải về tầm quan trọng của lễ cúng Giao thừa
Đi tìm câu trả lời cho tâm thế kì lạ của người Việt trong dịp giao thừa, đón chào năm mới, tôi may mắn nhận ... |
Cúng giao thừa: Các bước thực hiện và những kiêng kị không thể bỏ qua
Dưới đây là tất cả thông tin cần biết về lễ cúng giao thừa, bao gồm cách bày mâm cúng giao thừa, thời gian, địa ... |