Những kiêng kị trong việc hái lộc đầu năm để không rước xui xẻo về nhà

Vào đầu xuân năm mới, người dân thường đi chùa hái một cành lộc nhỏ với ý nghĩa tượng trưng là mang sự sinh sôi nảy nở về nhà. Dưới đây là một số lưu ý về việc hái lộc để năm mới luôn suôn sẻ, thuận lợi.

Ý nghĩa việc hái lộc đầu năm

Theo quan niệm dân gian, vào đêm giao thừa hoặc sớm mùng 1 Tết, người dân nên đến chùa, đình, đền phủ để hái lộc đầu năm, với ý nghĩa rước sự sinh sôi nảy nở, rước tài lộc, may mắn về nhà.

nhung kieng ki trong viec hai loc dau nam de khong ruoc xui xeo ve nha
Hái lộc đầu xuân là một nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam. (Ảnh minh họa: Tùy Phong/Đại lộ).

Những cành lộc đó thường là những chồi rất nhỏ mọc ra từ những thân cây có sức sống mạnh mẽ như si, sung, đa...

Sau khi hái về, người dân có thể treo trước hiên nhà hoặc cắm vào bình hoa bày ở nhà. Tại nhiều địa phương, người dân còn treo ở chính giữa nhà hoặc cửa ra vào để trừ tà khí, đón khí xuân.

Theo các nhà nghiên cứu về văn hóa tâm linh, dân tộc, việc hái lộc đầu xuân là một nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam nói riêng và người dân phương Đông (các nước sử dụng lịch Âm nói chung).

Những ý kiến trái chiều về việc hái lộc đầu năm

Theo VTC, nhà nghiên cứu Phật học Nguyễn Mạnh Cường - Viện nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người lại có quan điểm như sau:

"Dân gian quan niệm rằng, những linh hồn trẻ nhỏ và oan hồn không thể siêu thoát thường vất vưởng, tá túc vào cây cối, nhất là cây trong chùa vì chùa chiền là chốn linh thiêng. Vì vậy không nên hái cành lộc vào ngày Tết rồi đặt lên ban thờ".

Để làm rõ cho quan điểm của mình, ông Cường giải thích, đầu tiên người dân phải hiểu được bản chất của tục hái lộc, đồng thời, nhà chùa cũng nên có hình thức thay thế hái lộc đầu xuân bằng việc phát quà, phát lộc - là hoa quả, bánh kẹo cho người dân.

Đồng quan điểm với nhà nghiên cứu Phật học Nguyễn Mạnh Cường, TS Trần Hữu Sơn- Phó Chủ tịch Thường trực hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam chia sẻ, cảnh cây cối tại các di tích, đền chùa tan hoang vì bị bẻ cành sau đêm giao thừa khiến nhiều người không khỏi đau xót.

nhung kieng ki trong viec hai loc dau nam de khong ruoc xui xeo ve nha
Để tránh tình trạng bẻ cành, nhiều nhà chùa đã treo những bao lì xì đỏ lên cây để người dân "hái lộc". (Ảnh: Báo Đồng Nai).

Chính vì thế, TS Sơn cho rằng cần phải tuyên truyền và giáo dục cho lớp trẻ không bẻ cành, bẻ cây, giữ gìn được môi trường cảnh quan cũng như văn hóa truyền thống.

Vậy nếu không bẻ chồi non, cành non ở chùa thì người dân sẽ "hái lộc" vào thời khắc đầu năm như thế nào?

Mua muối, mua "lửa"

Thay vì tự ý ngắt cây, bẻ cành non ở chùa, đình, đền, miếu, người dân có thể mua muối, mua diêm, mua bật lửa để mang lộc về nhà.

Theo quan niệm dân gian, lửa (diêm, bật lửa) tượng trưng cho sự ấm áp, hạnh phúc, đủ đầy còn vị mặn của muối lại có tác dụng giúp xua đuổi những điều xui xẻo trong năm cũ và đem lại sự no đủ trong năm mới.

Không những thế, tại nhiều địa phương, người dân còn quan niệm muối mang đến sự "mặn mà" trong tình cảm gia đình hay là các mối quan hệ làm ăn.

Nên thay vì hái cành non, người dân có thể chủ động mang lộc về nhà bằng cách mua muối, mua lửa...

Mua mía đầu năm

Mía là một trong những loại cây được săn đón nhiều nhất dịp đầu năm. Theo quan niệm dân gian, cây mía giống như một biểu tượng của sự giao hòa trời - đất, có khả năng kết nối hai thế giới âm - dương.

nhung kieng ki trong viec hai loc dau nam de khong ruoc xui xeo ve nha
Những cây mía lộc được trang trí đẹp mắt bằng nơ đỏ, kèm theo túi muối đắt khách dịp cuối năm. (Ảnh: Phunutoday).

Tán lá của mía tượng trưng cho mây, trời. Gốc rễ mía tượng trưng cho đất, cội nguồn gia đình. Còn những gióng mía lại giống như những nấc thang nối liền đất - trời, âm - dương.

Đồng thời, mía có vị ngọt khắp thân lại nhiều nước nên người dân thường quan niệm khi mua mía là mang sự ngọt ngào về nhà, tránh đi những cay đắng, khổ nhục...

Khi chọn mía, các bạn nên chú ý chọn những cây thẳng, mập mạp, tán lá xanh, tươi, nhiều gióng mía nhỏ, nhiều đốt, rễ khỏe. Tránh chọn những cây mía gầy, héo.

Dâng hương tại chùa

Thay vì đến chùa xin lộc, người dân có thể đến chùa dâng hương, thành tâm xin những điều bình an đến với bản thân, gia đình trong dịp năm mới.

Chia sẻ trên báo Người Đưa Tin, sư thầy Thích Minh Quang, trụ trì chùa Địa Tạng, tỉnh Hà Nam cho biết việc hái lộc đầu năm phải xuất phát từ bản tâm, hành động, lời nói và ý nghĩ thiện lành.

Chính vì thế thay vì hái lộc, người dân nên gieo nhân lành bằng cách nghĩ, nói và làm các việc lành, việc thiện.

Sư thầy cũng chia sẻ thêm: "Ông bà ta còn có quan niệm cứ sống đúng với bổn phận của mình, lộc tự nhiên đến. Thế nên người dân không nhất thiết phải hái lộc bằng việc bẻ cành, ngắt lá để mang lộc về nhà”.

Mua cây cảnh

Cũng là mang cây về nhà nhưng thay vì hái chồi non của cây, người dân có thể mua cây cảnh về nhà thay cho việc hái lộc đầu xuân.

nhung kieng ki trong viec hai loc dau nam de khong ruoc xui xeo ve nha
Thay vì ngắt cành, ngắt lộc non, hãy mua một chậu cây cảnh nhỏ vào dịp Tết. (Ảnh minh họa: Cayxinh).

Hiện tại, nhiều bạn trẻ đã ý thức được việc hái lộc non là vô tình phá hoại cảnh quan môi trường nên đã thay thế bằng việc mua cây cảnh. Bởi cây cảnh có thể trồng được lâu, chơi và ngắm được lâu (không héo tàn đi như lộc non).

Những loại cây cảnh thường được mua vào dịp đầu năm để thu hút tài lộc như cây kim ngân, cây kim tiền, cây trúc cảnh...

Các bạn nên chọn các cây có nhiều chồi non, lá xanh mướt, đồng thời chọn những cây dễ trồng, dễ nuôi.

Phía trên là những lưu ý cũng như hướng dẫn cách "hái lộc đầu năm" để năm mới luôn vui vẻ, may mắn.

nhung kieng ki trong viec hai loc dau nam de khong ruoc xui xeo ve nha Những điều kiêng kị tuyệt đối không nên làm dịp đầu năm 2019

"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Dưới đây là những điều kiêng kị không nên làm trong ngày mùng Một Tết Âm lịch.

nhung kieng ki trong viec hai loc dau nam de khong ruoc xui xeo ve nha Ngày cuối năm, nên làm gì để cả năm sau được may mắn?

Ngày cuối cùng của năm cũ, dù bạn có bận rộn đến đâu thì cũng nên làm hết những việc dưới đây để năm mới ...

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.