Theo quan niệm cổ truyền, vào thời khắc đầu năm mới, người dân thường đến đình, chùa để cầu an, cầu phúc và hái lộc đầu xuân. Đây là một phong tục có ý nghĩa, mang giá trị tinh thần của người Việt.
Theo các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người (Liên hiệp Hội KH & KT Việt Nam), tục hái lộc đầu năm là một nét đẹp văn hóa dân tộc. Lộc là nụ đầu tiên, là mầm non mới nhú trên cây.
Việc hái lộc ở đền, chùa ngụ ý xin hưởng một chút lộc của những vị thần linh dịp đầu năm mới.
Vậy, nên hái lộc của những loại cây gì?
Những loại cây thuộc bố Tứ linh thường có sức sống rất bền bỉ. (Ảnh: Vietjet). |
Những loại cây thuộc bộ Tứ linh (đa, sung, xanh, si) thường có nhựa, mủ và sự sống rất bền bỉ nên thường được người dân chọn hái vào dịp đầu năm.
Việc bền bỉ đó tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, luôn tươi mới. Chính vì thế, người dân quan niệm sẽ rất may mắn nếu hái được đúng lộc của các loại cây này dịp đầu xuân năm mới.
Không những thế, các cây thuộc bộ Tứ linh thường được trồng trong các đền, chùa nên đó cũng là lí do mà người dân ưa thích hái lộc của những cây này.
Đối với những loại lộc của những cây này, sau khi hái xong, người dân thường để ở nơi có độ ẩm cao để lộc luôn xanh tốt. Nếu hái và bảo quản đúng cách, lộc sẽ xanh tươi đến hàng tuần.
Những loại cây thuộc bộ Tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai) là những cây có khả năng sinh trưởng và có khả năng tái sinh mạnh nên sau khi hái, những lộc này thường có khả năng tươi lâu. Tuy nhiên, những loại cây này không có mủ và nhựa như những cây thuộc bộ Tứ linh nên việc tươi mới cũng phần nào kém hơn.
Thay vì ngắt lộc, người dân có thể mua hẳn những cây trúc cảnh để bàn mang về dịp Tết. (Ảnh minh họa: ngaynay.vn). |
Đứng đầu bộ Tứ quý là Tùng, người dân có thể chọn loại tùng la Hán, tùng tuyết để hái lộc. Lưu ý, riêng với bộ cây tùng, không nên vặt ngọn tùng bách tán vì loại này khó mọc cành mới.
Trong bộ tứ quý, nếu chọn cúc để lấy lộc nên chọn cúc mốc (loại cúc này được dùng để hãm chè). Đồng thời, đây cũng là loại cúc tượng trưng cho sự sum họp gia đình.
Nếu chọn cây trúc thì nên chọn cành trúc tăm hay trúc di lặc vì những loại đấy khá bền và đẹp. Đồng thời, cây đó cũng thể hiện khí thế hiên ngang tựa như người quân tử.
Nếu chọn cây mai thì nên chọn loại mai tứ quý có bộ lá cứng xanh thẫm để tượng trưng cho sự khỏe khoắn, dẻo dai.
Trong xã hội hiện đại, tục hái lộc đầu xuân vẫn được duy trì nhưng đã có sự thay đổi ít nhiều.
Chia sẻ trên báo Dân trí, TS. Trần Hữu Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng Văn nghệ dân gian Việt Nam nhận xét về thực trạng này:
“Dễ thấy, phần lớn người đi hái lộc đều cố sức trèo lên cây bẻ cả cành to, chọn lộc đẹp, thậm chí mang cả công cụ trợ giúp để “chặt lộc”, “cưa lộc”. Có người cầu kì hơn, phải tìm đến đúng các trụ sở ngân hàng, kho bạc... để hái lộc với mong muốn có một năm “đại cát đại lợi”.
Nhận thức được những biến tướng của việc hái lộc là vô tình phá hoại cảnh quan môi trường, nhiều người đã chủ động "cải biến" việc hái lộc đầu năm.
Cũng theo báo điện tử Dân trí, hái lộc có rất nhiều cách chứ không chỉ có duy nhất một cách là phải bẻ cành, bứt cây.
Nhiều nhà chùa đã sử dụng bao lì xì thay cho cành lộc non. (Ảnh: Phước Hải). |
Cụ thể, sau khi đi giao thừa, người dân có thể mua vài cây mía, cành vàng lá ngọc hoặc một chậu cây nhỏ thay vì bẻ cành cây nơi công cộng.
Hay nhiều nhà chùa cũng đã thay đổi quan niệm về "lộc" của người dân. Lộc không đơn thuần là những cành cây non mà có thể là những bao lì xì đỏ rực kèm theo đó là những bài thơ, kệ ý nghĩa dịp Tết được treo trên cây đào, cây quất trong chùa.
Dịp năm mới, “thay vì lạm dụng hái lộc, chúng ta nên có lời nói và làm các việc thiện cụ thể. Như vậy, lộc sẽ tự nhiên đến mà lại giúp con người than thản trong tâm hồn”, TS. Trần Hữu Sơn chia sẻ với bạn đọc trên báo Dân trí.
Những kiêng kị trong việc hái lộc đầu năm để không rước xui xẻo về nhà
Vào đầu xuân năm mới, người dân thường đi chùa hái một cành lộc nhỏ với ý nghĩa tượng trưng là mang sự sinh sôi ... |
Lí giải việc mâm cỗ cúng giao thừa không thể thiếu gạo và muối
Gạo và muối là hai vật phẩm không thể thiếu trên mâm cỗ cúng giao thừa. |
Tiến sĩ văn hoá lí giải về tầm quan trọng của lễ cúng Giao thừa
Đi tìm câu trả lời cho tâm thế kì lạ của người Việt trong dịp giao thừa, đón chào năm mới, tôi may mắn nhận ... |
Những phong tục đầu năm 'có một không hai' ở Việt Nam
Bên cạnh các phong tục quen thuộc như xông đất, mừng tuổi hay hái lộc, người Việt còn vô vàn những phong tục thú vị ... |