Cúng giao thừa hay còn gọi lễ Trừ tịch là một trong những nghi thức quan trọng nhất dịp Tết đến xuân về.
Đây được xem là một nghi thức không thể thiếu trong những gia đình người Việt nói riêng và tại các nước phương Đông nói chung. Ý nghĩa của lễ hội này đó là tiễn những điều xui xẻo, không tốt đẹp của năm cũ qua đi, cầu mong những điều may mắn nhất đến với gia đình trong năm mới.
Lễ cúng giao thừa được tổ chức vào đêm giao thừa (khoảng từ 23h ngày 30 tháng Chạp đến 1h ngày mùng một tháng Giêng).
Vào khoảng thời gian đó, các gia đình thường sửa soạn mâm lễ trang nghiêm, đầy đủ với hoa quả, gạo muối, cỗ chay hoặc mặn để thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà.
Thông thường gia chủ sẽ đặt mâm cúng giao thừa ngay trước cửa. (Ảnh: Zing.vn). |
Câu hỏi trên là một trong những thắc mắc của khá nhiều người khi thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời.
Theo quan niệm dân gian, việc bàn giao tiếp nhận công việc của các vị thần trong dịp giao thừa diễn ra rất khẩn trương, các vị ấy chỉ có thể ăn vội vàng hoặc đi ngang qua chứng kiến tấm lòng của gia chủ.
Vì vậy mâm cỗ cúng quan Hành khiển (cúng giao thừa ngoài trời) thường đặt ngay cửa chính.
Cũng theo lí giải của dân gian, hướng đặt mâm lễ cúng chỉ nên đặt hướng Bắc hoặc hướng Đông tuỳ theo từng gia đình bởi hướng Bắc là nơi Thượng Đế ngự còn hướng Đông thể hiện việc cúng Thiên Tử.
Những vật không thể thiếu trên mâm cúng ngoài trời đó là đèn, nến, mâm ngũ quả (nên chọn quả có màu sắc tươi sáng), hoa, trầu cau, rượu, trà, đồ cúng mặn hoặc chay (tùy theo quan niệm từng gia đình) và đặc biệt không thể quên gạo, muối
Ngoài ra, nếu gia chủ có điều kiện thì chuẩn bị một chiếc lọng màu vàng có diềm đỏ thể hiện việc che nắng che mưa.
Gạo và muối là hai vật phẩm không thể thiếu trên mâm cúng. (Ảnh minh họa). |
Đồng thời, mâm cỗ nên đặt trên một chiếc bàn đủ lớn, mặt bàn được trải tấm vải vàng sang trọng ngay ngắn. Dưới chiếc bàn đó nên trải một miếng vải đỏ phía dưới để thể hiện sự trang trọng.
Gạo muối là hai vật phẩm không thể thiếu trên mâm cỗ cúng giao thừa. Theo phong tục tại nhiều địa phương, sau khi cúng, gia chủ sẽ rắc muối và gạo quanh nhà.
Sở dĩ muối và gạo là hai vật phẩm không thể thiếu trên mâm cỗ bởi hai vật này luôn gắn liền với cuộc sống của con người.
Nếu như gạo là thực phẩm chính của con người thì muối lại tham gia vào việc điều chỉnh độ chứa nước của cơ thể ( cân bằng chất lỏng). Vị mặn của muối cũng là một trong những vị cơ bản.
Mặt khác, muối và gạo là một vật phẩm phong thủy mang lại may mắn, sức khỏe, tài lộc cho con người nên dân gian mới có câu: "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Chính vì thế, trên mâm cỗ cúng giao thừa không thể thiếu gạo và muối.
Tiến sĩ văn hoá lí giải về tầm quan trọng của lễ cúng Giao thừa
Đi tìm câu trả lời cho tâm thế kì lạ của người Việt trong dịp giao thừa, đón chào năm mới, tôi may mắn nhận ... |
Cúng giao thừa: Các bước thực hiện và những kiêng kị không thể bỏ qua
Dưới đây là tất cả thông tin cần biết về lễ cúng giao thừa, bao gồm cách bày mâm cúng giao thừa, thời gian, địa ... |
Chuyên gia phong thủy gợi ý lễ vật cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời
Tuỳ vào điều kiện mỗi gia đình mà người ta sắm lễ vật, chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa. |
Cúng giao thừa nên cúng trong nhà hay ngoài trời trước?
Cúng giao thừa thường gồm hai lễ cúng cả trong nhà và ngoài trời, có những điều kiêng kị mà gia chủ cần lưu ý ... |
Lối sống 04:26 | 04/02/2019
Lối sống 23:30 | 03/02/2019
Thời sự 04:12 | 21/01/2019
Thời sự 23:00 | 20/01/2019
Thời sự 15:00 | 09/01/2019
Cổ học 00:30 | 15/02/2018
Cổ học 06:22 | 14/02/2018
Cổ học 06:00 | 13/02/2018