Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước
Theo quan niệm dân gian, lễ cúng giao thừa (hay còn gọi là lễ Trừ Tịch), được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ chuyển sang năm mới (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý (23h-1h) mở đầu ngày mùng 1 Tết).
Mâm cỗ cúng đêm giao thừa có thể coi như một buổi tiệc để tiễn đưa vị thần năm cũ và nghênh đón vị thần mới. Gia đình sắm lễ với mong muốn cả nhà được bình an, hạnh phúc trong năm mới.
Theo phong tục thì lễ cúng giao thừa thường gồm hai lễ cúng trong nhà và cúng ngoài trời. Tuy nhiên nhiều người vẫn băn khoăn khi không biết nên cúng trong nhà hay ngoài trời trước.
|
Theo chuyên gia phong thủy Tuấn Kiệt - Công ty Phong thủy Việt Nam: “Cúng giao thừa là cúng vị chư thiên cai quản năm mới và tiễn chư thiên cai quản năm cũ đi nên phải cúng ngoài trời trước rồi mới cúng gia tiên, thần linh trong nhà”. (Theo Khám phá)
Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn), cúng giao thừa hay còn gọi là cúng trừ tịch có ý nghĩa đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới.
Người dân nên tiến hành vào giờ chính Tý, tức đúng 12 giờ đêm hôm 30 tháng Chạp, để tiễn đưa những vị thần năm cũ và nghinh đón những vị thần mới. (Theo Lao Động)
Cúng giao thừa cúng lễ chay hay lễ mặn?
Thông thường trong lễ cúng giao thừa các gia đình thường sắm sửa cỗ có cả đồ chay như xôi, mâm ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trà, rượu và cả đồ mặn như gà trống luộc, bánh chưng… tuy nhiên theo các chuyên gia, chỉ nên cúng giao thừa bằng đồ chay và vàng mã chỉ cần mang tính tượng trưng, không nên quá nhiều gây lãng phí.
|
|
Lễ cúng giao thừa nên là lễ cúng chay để tránh bị dồn ứ thực phẩm ngày Tết. (Ảnh: Khám Phá) |
“Chiều 30 Tết, gia đình nào cũng cúng lễ mặn gồm bánh chưng, giò-chả, xôi gấc,… và thịt gà. Do vậy, đêm Giao thừa, gia chủ cần cúng đồ chay để thể hiện sự thanh cao, thanh sạch trong mâm cỗ. Hơn nữa, việc cúng đồ chay sẽ giản tiện, ít tốn kém và dồn ứ thực phẩm trong ngày Tết”, ý kiến riêng của TS Nguyễn Văn Vịnh.
Theo chuyên gia phong thủy Tuấn Kiệt, cúng giao thừa nên cúng đồ chay là tốt nhất để tạo phước lành, tránh sát sinh. Năm nay, trong mâm cúng giao thừa cần dùng nhiều màu đỏ để hợp với hành hỏa. Khi cúng gia chủ nên quay mặt về hướng Tây Bắc để cúng vị thiên vương cai quản đầu năm Mậu tuất.
Những kiêng kị khi Cúng giao thừa
Theo quan niệm của người Trung Quốc, trước khi mời linh hồn tổ tiên về thì các thành viên trong gia đình phải đầy đủ, đồ cúng phải chu toàn. Nếu không thì mang ý nghĩ không tốt, dẫn đến gia đình không đoàn viên, tiền tài không dồi dào.
Lúc đại tế lễ linh hồn tổ tiên, không được gọi to tên của trẻ nhỏ để tránh quỷ hồn vô chủ ngoài cửa lớn sau khi nghe được sẽ khiến trẻ chết yểu.
- Lúc đại tế linh hồn tổ tiên, không được gọi to tên của trẻ nhỏ để tránh quỷ hồn vô chủ ngoài cửa lớn sau khi nghe được sẽ khiến trẻ chết yểu.
- Trong đêm Giao thừa, tuyệt đối không tranh cãi ầm ĩ nếu không chính là thể hiện sự không tôn kính tổ tiên. Không được đem trà uống thừa đổ trên mặt đất để tránh lẫn lộn với vẩy nước.
- Trong khi ăn cơm kỵ người khách đến làm phiền bởi vì sẽ làm cho cả gia đình không được an bình.
Kiêng kị trong lúc nói chuyện
- Khi được người nhiều tuổi hơn gắp cho thức ăn mà bạn đã no rồi thì hãy nói rằng “cháu có rồi”, đừng nói “cháu không cần”. Khi ăn tráng miệng hoa quả xong thì nên nói “nhiều quá”, đừng nói “hết rồi”.
Tránh cãi vã, đấu khẩu trong đêm Giao thừa.
- Tránh nói những từ mang điềm xấu như “phá”, “bại”, “thua”, “bệnh”, “chết” …Nếu vô ý nói phạm vào điều kỵ gì đó thì bạn có thể hóa giải bằng cách nói “Lời trẻ con không có lỗi gì, không có vấn đề gì!”…
Lí giải việc mâm cỗ cúng giao thừa không thể thiếu gạo và muối
Gạo và muối là hai vật phẩm không thể thiếu trên mâm cỗ cúng giao thừa. |
Tiến sĩ văn hoá lí giải về tầm quan trọng của lễ cúng Giao thừa
Đi tìm câu trả lời cho tâm thế kì lạ của người Việt trong dịp giao thừa, đón chào năm mới, tôi may mắn nhận ... |
Cúng giao thừa: Các bước thực hiện và những kiêng kị không thể bỏ qua
Dưới đây là tất cả thông tin cần biết về lễ cúng giao thừa, bao gồm cách bày mâm cúng giao thừa, thời gian, địa ... |
Cổ học 20:30 | 19/03/2019
Lối sống 11:08 | 15/07/2018
Cổ học 07:32 | 19/03/2018
Cổ học 08:04 | 22/02/2018
Lối sống 00:00 | 15/02/2018
Cổ học 14:11 | 14/02/2018
Cổ học 06:22 | 14/02/2018
Cổ học 06:00 | 13/02/2018