Lễ cúng giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch (nghĩa là trừ hết năm cũ để sang năm mới hoặc mang nghĩa trừ khử ma quỷ), được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ chuyển sang năm mới (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày mùng 1 Tết). Theo quan niệm dân gian, lễ cúng giao thừa được cử hành ở trong nhà và ngoài trời. Lễ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các gia đình để cầu mong sự bình an, may mắn, thịnh vượng năm mới.
Người Việt xưa tin rằng, mỗi năm có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian. Theo đó, hết năm, vị thần cũ giao lại công việc cho thần mới vào thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ. Vì vậy, người dân làm lễ cúng giao thừa để tiễn ông thần cũ và đón ông thần mới.
Nghi lễ cúng giao thừa mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các gia đình để cầu mong sự bình an, may mắn, thịnh vượng năm mới. |
Theo thông tin được đăng tải trên Người Đưa Tin, ông Nguyễn Cung Hà, Phó chủ nhiệm bộ môn Cận Tâm Lý, Viện Nghiên cứu và ứng dụng Tiềm Năng Con Người, lễ vật cúng giao thừa thông dụng thường bao gồm những lễ vật sau:
- Chiếc thủ lợn hoặc con gà
- Bánh chưng
- Mứt kẹo
- Trầu cau
- Hoa quả
- Hoa thơm (thông thường là hoa cúc vàng, hoa hồng hoặc hoa huệ)
- Rượu, nước, gạo, muối
- Vàng mã, đôi khi có thêm chiếc mũ của Ðại Vương hành khiển...
Theo phong tục, cúng giao thừa phải làm hai lễ, một lễ cúng giao thừa trong nhà và một lễ cúng ngoài trời. Hai nghi lễ này cần được làm riêng, tách biệt chứ không gộp chung làm một.
Ngoài ra có nhiều gia đình làm lễ cúng giao thừa ở đình chùa, đền miếu gần nhà sau khi thực hiện xong hai nghi lễ cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời.
Có một điều cần đặc biệt lưu ý nhưng lại có rất nhiều người quên, đó là trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.
Hai nghi lễ cúng giao thừa cần được làm tách riêng: Cúng giao thừa trong nhà và cúng giao thừa ngoài trời, tuyệt đối không gộp làm một. |
Vào đêm 30 tháng Chạp, các gia đình thường sửa soạn mâm lễ để cúng giao thừa ngoài trời. Nghi lễ này có thể thực hiện ở giữa sân. Hoặc nếu không có sân thì cúng giữa nhà, hoặc làm lễ trên sân thượng.
Lễ cúng giao thừa ngoài trời gồm: ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, quần áo và mũ nón mũ thần linh, mâm lễ mặn với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng...
Ngoài ra, nếu là Phật tử, gia chủ có thể cúng mâm lễ chay. Tuy nhiên, tất cả đều phải được bày lên mâm, bàn một cách trang trọng, chỉn chu với lòng thành kính tôn nghiêm ở trước cửa nhà, trong sân hoặc trên sân thượng.
Vào đúng thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rót trà, rồi khấn vái trước án, cầu mong một năm mới bình an và nhiều may mắn đến với gia đạo.
Lễ vật dùng để cúng giao thừa trong nhà bao gồm: ngũ quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét), bánh giầy, bánh kẹo và mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay đầy đặn, thơm ngon, tinh khiết. Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ gia tiên thì đốt đèn nến, thắp hương thơm và thành kính cầu khấn. Nên viết văn khấn ra giấy rồi cầm giấy để đọc.
Mâm cỗ cúng trong nhà có thể chuẩn bị như ngoài trời. Mâm cỗ này có thể là mặn, là chay hay bánh trái đều được. Không cần quá phức tạp mà cái chính chỉ là những điều xuất phát từ tâm của gia chủ.
Khi tiến hành nghi lễ cúng giao thừa trong nhà, toàn thể thành viên trong gia đình cần ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ, thành tâm đứng trước bàn thờ gia tiên và cùng cầu khấn cho một năm mới khỏe mạnh, an khang, vạn sự như ý.
Khi tiến hành nghi lễ cúng giao thừa trong nhà, toàn thể thành viên trong gia đình cần ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ, thành tâm đứng trước bàn thờ gia tiên và cùng cầu khấn cho một năm mới khỏe mạnh, an khang, vạn sự như ý. |
Đêm 30 tháng Chạp, rạng sáng mùng 1 Tết, ở các tỉnh, thành, địa phương, người dân hay đi lễ chùa, lễ đền miếu để cầu xin Phật Thánh phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình suốt năm bình an, may mắn.
Với mâm lễ cúng giao thừa ở đình chùa, đền miếu thì các gia đình tùy tâm chuẩn bị, hoặc có thể đến chùa, đền, miếu mua sẵn. Điều quan trọng nhất vẫn là ở cái tâm cùng lòng thành kính chứ không phải ở mâm cao cỗ đầy.
Sau khi cầu khấn, gia chủ có thể xin cành lộc nhỏ để mang về cùng vài ba nén hương gọi là hương lộc đem cắm vào bát hương Táo quân ở nhà… Lửa đỏ ở mấy nén hương là lộc Phật Thánh ban với biểu tượng cho hồng vận, đem đến sự thịnh vượng.
Sau khi cầu khấn, gia chủ có thể xin cành lộc nhỏ để mang về cùng vài ba nén hương gọi là hương lộc đem cắm vào bát hương Táo quân ở nhà… |
Với mâm cỗ cúng ngoài trời, gia chủ nên tiến hành nghi lễ vào đúng thời khắc 12 giờ đêm (tức giờ Tý theo lịch vạn niên năm 2019). Thực hiện nghi lễ này, gia chủ tiến hành dâng hương và khấn vái có thể viết giấy. Sau đó đợi cho đến khi hết 3 tuần hương thì đem vàng mã dâng cúng cùng tờ giấy viết khấn đi hóa.
Còn về nghi lễ cúng giao thừa trong nhà, nghi lễ này được thực hiện sau khi gia chủ thắp hương và khấn vái ngoài trời xong. Do vậy, sẽ không có giờ giấc cụ thể mà tùy thuộc vào gia chủ.
Vào đêm 30 tháng Chạp, rạng sáng mùng 1 Tết, mọi người thường hay đi lễ chùa để cầu xin hật Thánh phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình một năm mới bình an, may mắn, vạn sự như ý.
Do vậy, nghi lễ này sẽ có thể thực hiện ngay trong đêm 30 tháng Chạp, sau khi tiến hành xong hai nghi lễ cúng giao thừa trong nhà hoặc ngoài trời. Thậm chí, gia chủ có thể thực hiện vào sáng mùng 1 Tết cũng không sao.
Sau khi cung kính bày lễ, đặt xong mâm cũng thì người lớn nhất trong gia đình ăn mặc chỉnh tề, súc miệng rượu thơm, đốt đèn nến, thắp hương thơm và thành kính thực hiện nghi lễ cúng giao thừa trong nhà, khấn Thần linh và mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu, để xin được các cụ phù hộ độ trì sẽ gặp được nhiều may mắn, bình an và sức khỏe tốt trong năm mới.
Tuy nhiên, trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.
Theo Lịch Ngày Tốt, năm nay Hỷ thần ở hướng Đông Nam, Tài thần ở hướng Tây Bắc. Vì thế, gia chủ có thể tùy theo 2 hướng cát lành này mà đặt mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời.
Người đứng khấn cần quay mặt về hướng Đông Nam hoặc Tây Bắc mà cúng chứ không cần thiết phải đặt mâm cỗ (con gà, đĩa xôi…) về hướng đó.
Trên đây là một số lưu ý quan trọng trong nghi lễ cúng giao thừa 2019 mà các gia chủ cần biết để gia đạo được bình an, gặp nhiều may mắn trong suốt cả năm.
XEM THÊM
Văn khấn cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Mời bạn đọc tham khảo văn khấn cúng giao thừa đầy đủ và ý nghĩa nhất theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn ... |
Mâm cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà cần chuẩn bị những gì?
Lễ cúng giao thừa bao gồm hai lễ là lễ cúng giao thừa trong nhà và lễ cúng giao thừa ngoài trời. Tham khảo hướng ... |
Lí giải việc mâm cỗ cúng giao thừa không thể thiếu gạo và muối
Gạo và muối là hai vật phẩm không thể thiếu trên mâm cỗ cúng giao thừa. |
Lối sống 04:26 | 04/02/2019
Lối sống 23:30 | 03/02/2019
Thời sự 04:12 | 21/01/2019
Thời sự 23:00 | 20/01/2019
Thời sự 15:00 | 09/01/2019
Cổ học 00:30 | 15/02/2018
Cổ học 06:22 | 14/02/2018
Cổ học 06:00 | 13/02/2018