Theo phong tục của người Việt, thời khắc quan trọng nhất của Tết Nguyên Đán là đêm giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ tịch. Xét về ngữ nghĩa, "trừ" là trao lại chức quan, "tịch" là ban đêm.
Lễ Trừ tịch có nghĩa là lễ được tổ chức khi các quan nhà trời chuyển giao lại nhiệm vụ, diễn ra vào đúng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Người ta nói đây là lễ tống cựu nghinh tân.
>>> Xem thêm: Top lời chúc tết hay nhất 2019 và thiệp chúc mừng năm mới Xuân Kỷ Hợi đẹp nhất
Những câu chúc Tết hay mừng năm mới Kỷ Hợi đang đến gần
(Ảnh: nhikatt) |
Nói về ý nghĩa của lễ cúng giao thừa, chuyên gia phong thủy Linh Quang cho biết; "Người xưa cho rằng có 12 vị Hành Khiển Đại Vương và 12 Phán quan nhà trời, tượng trưng cho 12 con giáp từ năm Tý đến năm Hợi, luôn phiên trông coi việc dưới hạ giới.
Cứ sau mỗi chu kỳ 12 năm, lại quay trở về vị Hành Khiển đầu tiên. Các quan nhà trời đều có ông Thiện và ông Ác. Ông Thiện chuyên phù hộ những điều tốt đẹp cho con người, còn ông Ác gây ra hạn hán, lụt lội, mất mùa, đói kém.
Việc lành hay dữ là do sớ tấu của các quan Hành Khiển. Ngọc Hoàng dựa trên sớ tấu đó mà ban phúc hay trừng phạt con người.
Với quan niệm như thế, người xưa làm lễ rất cẩn trọng. Lễ Trừ tịch cử hành vào giờ Tý (11 giờ đến 1 giờ), khoảnh khắc bao hàm trong nó một giờ của năm cũ và một giờ của năm mới, quan đương niên cũ giao lại công việc, quan đương niên mới tiếp nhận. Vào thời điểm này, mọi gia đình đều bày cỗ cúng tổ tiên ở trong nhà và cỗ cúng ngoài trời để cúng các quan thần linh.
Tục lệ cúng giao thừa trong nhà và cúng giao thừa ngoài trời cũng từ đó mà hình thành và là nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt".
Lễ cúng giao thừa bao gồm hai lễ là lễ cúng giao thừa trong nhà (lễ thần linh, thổ công, thổ địa tổ tiên) và lễ cúng giao thừa ngoài trời (lễ các quan Hành Khiển và các quan cai quản bên ngoài).
>>> Xem thêm: Cúng giao thừa vào mấy giờ để cả năm bình an, may mắn ngập tràn?
(Ảnh: hamhoangkhuong) |
Lễ cúng giao thừa ngoài trời là lễ cúng để trừ tà xua ma, vứt bỏ mọi vận rủi năm cũ và nghinh đón điềm lành năm mới.
Trong tín ngưỡng của người Việt, mỗi một năm đều có một 1 vị Quan Hành Khiển, Quan Hành Binh và Phán Quan chịu trách nhiệm giám sát công việc và cuộc sống của người dân dưới hạ giới.
Vào thời điểm giao thừa (23 giờ đêm ngày 30 Tết đến 1 giờ sáng ngày mùng 1 Tết), các vị quan năm cũ sẽ bàn giao lại công việc cho các vị quan năm mới. Theo tín ngưỡng dân gian, các quan bàn giao khá nhanh nên không thể vào nhà mà phải cúng ngoài trời. Từ đó có tập tục cúng giao thừa ngoài trời.
Lễ cúng giao thừa ngoài trời cần chuẩn bị:
- Sớ cúng Quan Hành Khiển (có hoặc không)
- Gà trống tơ luộc
- Bánh chưng
- Xôi gấc và giò
- Chè, thuốc, rượu bia
- Đèn nến, hương hoa
- Tiền vàng và 1 mũ chuồn
(Ảnh: Vy vy) |
Cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa tới. Trong lễ này tại gia đình, gia chủ tạ công ơn của trời đất, tổ tiên, thần linh, thổ công, thổ địa nơi cư trú, xin được an cư lạc nghiệp, vạn sự hanh thông vào năm mới 2019.
Các gia đình cũng tạ lỗi cùng cha mẹ, làm hòa với nhau, vứt bỏ điều xấu và hứa hẹn sẽ thực hiện những điều tốt đẹp trong năm mới. Ngoài tỏ lòng biết ơn tổ tiên, lễ cúng giao thừa trong nhà còn là dịp để gia chủ thể hiện mong muốn xin tổ tiên phù hộ cho các thành viên trong gia đình một năm mới nhiều sức khỏe, may mắn và thành công.
Lễ cúng giao thừa trong nhà cần những lễ vật sau:
- Mâm cúng gồm các món ăn truyền thống ngày Tết được chuẩn bị, chế biến với sự tỉ mỉ và lòng thành kính của các thành viên trong gia đình gồm bánh chưng, xôi gấc, giò, thịt chân giò luộc hoặc gà trống tơ luộc.
- Sớ cúng giao thừa trong nhà (có thể có hoặc không)
- Mâm ngũ quả
- Hoa, nến, trầu cau, mứt tết
- Tiền vàng mã và mũ loại không có cánh chuồn
(Ảnh: turivo) |
Có nhiều quan điểm cho rằng cúng giao thừa chay tốt hơn là cỗ mặn, tuy nhiên thông tin này chưa có chứng minh rõ ràng. Thực tế, vẫn có nhiều gia đình cúng mặn hoàn toàn hoặc cúng chay hoàn toàn, cũng có gia đình làm cỗ mặn cúng giao thừa trong nhà, cỗ chay cúng giao thừa ngoài trời. Dù thực hiện theo cách nào, làm cỗ chay hay cỗ mặn, điều quan trọng nhất phải thực hiện với sự cẩn kính và thành tâm.
Như vậy tùy từng điều kiện gia đình, có thể làm cỗ chay hoặc cỗ mặn cúng giao thừa. Gia đình đông người có thể làm mâm cao cỗ đầy, ngược lại, nhà neo người thì nên cúng đơn giản là được.
Theo tục lệ dân gian, lễ cúng giao thừa ngoài trời được tiến hành trước, sau đó mới đến lễ cúng giao thừa trong nhà.
(Ảnh: Dory Ngo) |
Lễ cúng giao thừa ngoài trời cần được tiến hành từ 23 giờ đêm ngày 30 Tết đến 1 giờ sáng ngày mùng 1 Tết. Lễ cúng giao thừa trong nhà thực hiện ngay sau khi đã hoàn thành lễ cúng giao thừa ngoài trời.
Thực tế, nhiều địa phương, vùng miền vẫn có phong tục cúng gạo, muối trong lễ cúng giao thừa ngoài trời. Tuy nhiên, điều này không bắt buộc. Nếu không có cũng không phạm điều gì.
Theo chuyên gia phong thủy Linh Quang, vương hiệu của các vị Hành Khiển và Phán Quan năm Kỷ Hợi là: Lưu Vương Hành Khiển, Ngũ Ôn Hành Binh chi Thần, Nguyễn Tào Phán Quan. Năm nay, Hỷ thần ở hướng Đông Nam, Tài thần ở hướng Tây Bắc. Đây là hai hướng cát lành, gia chủ có thể tham khảo để đặt mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời theo hai hướng đó.
XEM THÊM
Những câu chúc Tết hay mừng năm mới Kỷ Hợi đang đến gần
Tết Kỷ Hợi đang đến rất gần, trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa đất trời, cùng nâng ly hô vang chúc mừng năm ... |
Cúng giao thừa vào mấy giờ để cả năm bình an, may mắn ngập tràn?
Mặc dù là phong tục có từ lâu đời trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, nhưng nhiều gia đình vẫn chưa biết cúng ... |
Top lời chúc tết hay nhất 2019 và thiệp chúc mừng năm mới Xuân Kỷ Hợi đẹp nhất
Thời khắc giao thừa thiêng liêng đang đến rất gần, cùng gửi đến gia đình, bạn bè, người yêu, đồng nghiệp những lời chúc tết ... |
Lời chúc tết ông bà và thơ chúc tết ý nghĩa, sâu sắc nhất
Năm mới đến nghĩa là chúng ta lại có thêm một năm được ở bên và nghe lời dạy bảo của ông bà. Năm 2019 ... |
Những mẫu thiệp chúc mừng năm mới 2019 đón Tết Kỷ Hợi đẹp nhất
Cùng đón Tết Kỷ Hợi với những mẫu thiệp chúc mừng năm mới 2019 đẹp nhất. Bạn có thể tham khảo để gửi tặng thiệp ... |
Cách bày mâm ngũ quả đẹp đón Tết Kỷ Hợi 2019
Tham khảo cách bày mâm ngũ quả đẹp đón Tết Kỷ Hợi 2019 và để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, các bậc ... |
Cỗ cúng Tất niên ngày 30 Tết cần chuẩn bị những gì?
Mâm cỗ cúng Tất niên ngày 30 Tết cần chuẩn bị các món như thịt đông, bánh chưng, giò, dưa hành, xôi gấc, thịt gà. ... |
Lối sống 04:26 | 04/02/2019
Lối sống 23:30 | 03/02/2019
Thời sự 04:12 | 21/01/2019
Thời sự 23:00 | 20/01/2019
Thời sự 15:00 | 09/01/2019
Cổ học 00:30 | 15/02/2018
Cổ học 06:22 | 14/02/2018
Cổ học 06:00 | 13/02/2018