Ý Nghĩa, Cách Bày Mâm Cúng Tết Nguyên Đán Đúng Nhất (2022)
Mâm cúng Tết gồm những gì, cách bày mâm cúng tết ra sao cho chuẩn, đúng nhất và cúng tết trong các ngày mùng 1, 2, 3 có ý nghĩa như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết này, để có giải đáp chính xác nhất nhé.
Ý nghĩa mâm cúng tết Nguyên đán
Vào những ngày cận kề tết, ai ai cũng bận rộn và có đủ thứ điều để phải lo, nhưng việc không thể quên được chính là chuẩn bị mâm cúng tết và dọn bàn thờ cúng ngăn nắp, khang trang.
Mâm cúng tết có ý nghĩa rất quan trọng, vì cúng tết có nhiều kiểu cúng khác nhau nên có ý nghĩa cũng riêng biệt nhau.
Nếu như, mâm cúng 30 tết đánh dấu sự chuyển giao giữ năm cũ và năm mới thì mâm cúng mùng 1 tết để tỏ lòng thành kính với ông bà, cha mẹ và cầu mong những điều tốt đẹp cho cả năm mới, mùng 2 tết cũng mang ý nghĩa mời thần linh, ông bà tổ tiên mời cơm và phù hộ cho con cháu, còn với mùng 3 tết là khởi điểm của những ngày suôn sẻ và hanh thông.
Cách bày mâm cúng 3 ngày tết để cả năm sung túc, an lành
Để có một cái tết trọn vẹn, may mắn và rước được lộc về nhà, chúng ta cần chuẩn bị và trình bày mâm cúng đúng nhất. Theo phong tục trong 3 ngày tết, người Việt ta thường cúng tết nhằm bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đến đấng sinh thành, gia tiên và các thần thánh đã luôn phù trợ cho gia đình trong một năm vừa qua luôn may mắn, bình an.
Nhằm đón chào năm mới, chúng ta cũng thực hiện các tục cúng để cầu mong một năm mới may mắn, công việc thành đạt, cuộc sống gia đình sung túc, hạnh phúc và luôn luôn gặp mọi điều tốt lành đến với từng thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, cúng các ngày mùng 1, 2, 3 tết cực kỳ quan trọng.
Mâm cúng mùng 1 tết (Cúng Tết Nguyên đán và cúng Ông bà tổ tiên)
Mùng 1 tết là ngày khởi đầu của năm mới, chúng ta thường làm một mâm cơm cúng mời bề trên dùng cơm ngày khai xuân để tỏ lòng biết ơn và thành kính.
Tết Nguyên Đán, theo quan niệm dân gian thì Nguyên là "khởi đầu", đán là "buổi sáng sớm", gộp chung lại nghĩa là buổi sáng sớm của khởi đầu năm mới. Mâm cúng để mời ông bà phải thật trang trọng và trình bày gọn gàng, cầu mong cho những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.
Cách bày mâm cúng mùng 1 tết không thể thiếu các lễ vật dưới đây:
- Mâm ngũ quả, hương, hoa, tiền âm phủ, vàng mã, đèn, nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).
- Có thể làm món mặn hay chay tùy ý nhưng phải biết cách bày biện trang nghiệm và chế biến thơm ngon.
Tuy nhiên, vì Việt Nam chia làm 3 miền Bắc, Trung, Nam nên sẽ có cách bày mâm cỗ khác nhau. Đối với người miền Bắc, mâm cúng bắt buộc có "bốn bát sáu đĩa” là tiêu chuẩn, nhưng với nhà khá giả có thể có nhiều hơn (tám bát tám đĩa).
Với người miền Trung, mâm cỗ thường sẽ có bánh chưng hoặc bánh tét, dưa cải chua, bò rim, giò thủ, bánh tổ... Còn lại với người miền Nam thì có bánh tét, dưa món, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, tép rang...
Như vậy, tùy theo từng vùng miền mà sẽ có sự thay đổi trong cách bày biện và vật phầm trong mâm cúng tết.
Mâm cúng mùng 2 tết (Cúng Thần Linh, Gia Tiên)
Sau khi rước ông bà tổ tiên thì cúng mùng 2 tết cũng mang ý nghĩa mời Thần Linh, Gia Tiên mời cơm để phù hộ cho con cháu. Trong mâm cơm cúng mùng 2 tết cũng tương tự như mùng 1 chỉ có thêm chút cho mới lạ và bắt mắt hơn.
Mâm cúng mùng 3 tết (Cúng Tiễn chân Gia Tiên, cúng hóa vàng)
Cúng mùng 3 tết còn được gọi là cúng tiễn chân gia tiên hay cúng hóa vàng sau 3 ngày tết sung túc bên con cháu. Rất nhiều gia đình Việt thường rất xem trọng ngày cúng mùng 3 tết vì nó chính là sự khởi đầu của những ngày suôn sẻ và hanh thông trong những ngày đầu năm mới.
Chính vì vậy, nhiều gia đình họ luôn chuẩn bị tươm tướp và đầy đủ không thiếu bất kỳ món lễ nào trong mâm cúng hóa vàng. Tùy theo từng điều kiện của mỗi gia đình mà sẽ có tục lễ cúng hóa vàng khác nhau. Tuy nhiện, theo quan niệm dân gian, nếu đã cúng mùng 3 tết thì không thể bỏ thiếu những món lễ vật dưới đây:
- Một mâm cỗ mặn, gồm có bánh chưng, gà luộc, thịt luộc, nem rán, giò chả lụa, chả giò, xôi, canh khổ qua, thịt kho, rượu,...
- Tiền âm phủ, vàng mã mỗi loại một ít để tượng trưng.
- Mâm trái cây phải đúng loại quả cúng như mãng cầu, dừa, xoài, đu đủ, sung (1 chùm sung), mỗi thứ có thể là một hoặc hai trái.
- Hoa tươi có thể là hoa sen, cúc, mai hoặc đào.
- Hương, nén nhang phải đúng loại nhang cúng.
- Các loại bánh kẹo, mứt tết.
- Trầu cau, thuốc lá 2 cây mía (Theo dân gian quan niệm cây mía để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc có thể sử dụng để gánh các đồ cúng về trời).
Theo thời gian, những kiểu mâm cúng tết có phần thay đổi và cải biên để phù hợp điều kiện của mỗi gia đình, từng vùng miền khác nhau. Nhưng, chung quy cách bày mâm cúng tết phải thật sự thành tâm và trang trọng thì mới thể hiện được lòng thành kính với Thần linh và Gia Tiên. Với những cách bày mâm cúng 3 ngày tết hi vọng mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn và gia đình đón một mùa tết an nhiên, may mắn nhé.