Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng. |
Người xưa thường dùng câu “Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng” để nói lên ý nghĩa thiêng liêng cũng như tầm quan trọng của lễ cúng rằm này trong đời sống tâm linh người Việt.
Vào ngày này, ngoài việc đi lễ chùa, lễ Phật cầu bình an, sức khỏe cho mọi người thì các gia đình cũng rất chú trọng đến việc chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên tại nhà. Nhiều người tin rằng, mỗi món ăn dâng lên tổ tiên luôn mang một ý nghĩa nhất định mà nếu thiếu đi một món nào đó thì lời thỉnh cầu lên ông bà, tổ tiên sẽ không được trọn vẹn. Vì vậy, dù có bận đến mấy thì bạn cũng nên chuẩn bị đầy đủ 5 món ăn quan trọng này nhé.
1. Gà cúng
Không chỉ rằm tháng Giêng mà trong bất cứ mâm cỗ mặn nào cũng không thể thiếu món gà luộc. Đây là “lễ vật” dễ kiếm, dễ chế biến và chứa đựng nhiều hàm ý tốt đẹp. Vì theo quan niệm các cụ ngày xưa, gà trống là biểu tượng cao quý của sự mạnh mẽ, mãnh liệt và là loài động vật có 5 đức tính tốt: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín.
Người ta thường chọn mua những chú gà trống chưa đạp mái, có mào đỏ rực, lông mượt…để làm cỗ cúng. Nhà nào cẩn thận hơn thì buộc cánh tiên cho dáng gà thêm đẹp, luộc xong quết thêm chút mỡ gà vàng cho da gà căng bóng.
Gà trống là biểu tượng cao quý của sự mạnh mẽ, mãnh liệt và là loài động vật có 5 đức tính tốt: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín. |
2. Hoa, quả
Các loại hoa, quả cũng là những thứ đồ cúng bất di bất dịch của mọi lễ cúng trong năm. Thiếu gì thì thiếu chứ không thể thiếu một lọ hoa tươi và một đĩa ngũ quả, gồm 5 loại quả khác nhau. Chúng ta có thể chọn chuối mang ý nghĩa đùm bọc, quả sung với nghĩa cầu sung túc, bưởi mong muốn an khang thịnh vượng, táo biểu tượng phú quý giàu sang, đào thể hiện sự thăng tiến…
Thiếu gì thì thiếu chứ không thể thiếu một lọ hoa tươi và một đĩa ngũ quả,. |
3. Bánh trưng
Bánh trưng vuông tượng trưng cho trời. Mâm cúng Tết Nguyên tiêu dâng bánh trưng là để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu quanh năm. Ngoài ra, bánh trưng còn như một lời cầu vạn sự được vuông tròn, vẹn toàn trong năm mới. Đi cùng với ngũ quả là bánh trưng cũng thể hiện sự tương sinh của ngũ hành.
Đi cùng với ngũ quả là bánh trưng cũng thể hiện sự tương sinh của ngũ hành. |
4. Xôi gấc
Xôi là một món ăn ngon và thường xuyên được dùng để làm đồ thờ cúng. Màu đỏ của xôi gấc trong ngày cúng rằm đầu tiên của năm mới để thể hiện ý nghĩa cả năm may mắn, mọi điều tốt lành.
Đầu năm cúng xôi gốc để thể hiện ý nghĩa may mắn, hanh thông thuận lợi. |
5. Bánh trôi (chè trôi nước)
Trong mâm lễ cúng rằm tháng Giêng dâng bánh trôi là mong muốn cho mọi việc quanh năm được suôn sẻ, thuận lợi, may mắn.
Ngoài những món kể trên, trong mâm cúng ngày Rằm tháng Giêng có thể thêm những món khác như: canh măng miến, rau xào luộc, nem rán,...Đặc biệt đừng quên trầu cau, hương hoa, đèn nến và rượu bạn nhé.
Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, vào ngày rằm tháng Giêng quan trọng này bạn cũng đừng quên những điều kiêng kị cần tránh sau đây để có một năm thuận lợi cho cả gia đình.
- Kiêng quan hệ nam nữ: Theo quan niệm dân gian, việc quan hệ nam nữ vào ngày này sẽ dẫn đến đen đủi, không may mắn.
- Kiêng để trẻ con khóc lớn hay khóc nhiều.
- Kiêng đi đến nơi âm khí nặng như bãi tha ma, bệnh viên…
- Kiêng làm vỡ đồ đạc trong nhà để tránh hao tài lộ.
- Kiêng làm mất đồ hoặc cho người khác mượn tiền.
- Kiêng mặc đồ toàn màu trắng đen vì hai màu này liên quan đến người đã mất, làm việc gì cũng khó thành.
- Không được để thùng gạo trong nhà lộ đấy.
- Kiêng sát sinh để tránh làm tài vận suy giảm.
- Kiêng nói những điều xui xẻo.
- Không chải tóc, soi gương nửa đêm rằm tháng Giêng.
Đây chỉ là những quan niệm dân gian, được truyền miệng từ xa xưa nên chỉ mang tính chất tham khảo. Cuộc sống là do chúng ta quyết định, không phải chỉ vài điều kiêng kỵ ngày rằm tháng giêng mà ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Tiêu dùng 00:31 | 19/02/2019
Kinh doanh 00:00 | 19/02/2019
Kinh doanh 11:55 | 18/02/2019
Lối sống 07:38 | 18/02/2019
Lối sống 04:38 | 18/02/2019
Lối sống 05:00 | 17/02/2019
Lối sống 12:00 | 16/02/2019
Lối sống 17:00 | 15/02/2019