Tết Nguyên Đán là dấu mốc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mang ý nghĩa sâu sắc trong việc gắn kết gia đình và giữ gìn bản sắc dân tộc. Đây là dịp để mọi người nhìn lại một năm đã qua, cầu chúc những điều tốt đẹp và hướng đến tương lai.
Nguồn gốc và ý nghĩa: Bánh chưng gắn liền với truyền thuyết Lang Liêu, đức con vua Hùng, người đã sáng tạo ra bánh chưng, bánh giầy để tủng tựa trời đất và biểu trưng cho sự đoàn viên, lòng biết ơn tổ tiên.
Quy trình gói bánh: Nguyên liệu gồm lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn... Tất cả được chuẩn bị kỹ lưỡng, sau đó các thành viên trong gia đình cùng nhau gói và nấu bánh trong không khí ấm cúng, đoàn tụ.
Nguồn gốc và ý nghĩa: Phong tục lì xì có nguồn gốc từ các nước Á Đông, đặc biệt là Trung Quốc, nơi tục lệ này đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước trong văn hóa truyền thống. Theo truyền thuyết, vào những ngày đầu năm, có một con yêu quái thường xuất hiện để quấy nhiễu trẻ nhỏ.
Để bảo vệ con cái, cha mẹ sẽ dùng những đồng tiền bọc trong tờ giấy đỏ để đặt dưới gối trẻ, vì họ tin rằng màu đỏ và tiền sẽ xua đuổi tà ma. Từ đó, tục lệ lì xì ra đời và dần lan rộng sang các nước lân cận, bao gồm Việt Nam. Lì xì mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, tài lộc và sức khỏe.
Hình thức lì xì: Phong bao đỏ thường được đính kèm những lời chúc Tết ý nghĩa. Ngày nay, hình thức lì xì còn được biến tấu qua các nền tảng số.
Nguồn gốc và ý nghĩa:Phong tục dựng cây nêu ngày Tết có từ lâu đời trong văn hóa dân gian Việt Nam và các nước Á Đông, gắn liền với những truyền thuyết và quan niệm tín ngưỡng dân gian.
Một trong những truyền thuyết phổ biến kể rằng: Ngày xưa, quỷ chiếm đất của con người, chỉ để lại một mảnh đất nhỏ để sinh sống. Trời thương xót, chỉ cho con người dùng cây tre để dựng nêu, cắm trên đất còn lại. Quỷ khiếp sợ cây nêu được thần linh bảo vệ nên phải lùi xa. Từ đó, cây nêu trở thành biểu tượng thiêng liêng, giúp bảo vệ con người khỏi sự quấy nhiễu của tà ma.
Cách dựng cây nêu: Cây tre cao được trang trí với lá dứa, câu đối, chuông gió... Đây là phong tục thể hiện khát vọng cho một năm mới bình an của nhiều vùng quê ở Việt Nam.
Ý nghĩa phong tục: Phong tục đưa rước ông bà ngày Tết là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên và gắn kết tâm linh giữa các thế hệ trong gia đình. Đây là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh và văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Các nghi lễ quan trọng trong ngày Tết đưa rước ông bà, gia tiên gồm có:
Lễ đưa tiễn ông bà: Diễn ra trước Tết sau các gia đình hoàn tất tảo mộ.
Lễ rước ông bà: Mời tổ tiên về sum họp trong những ngày Tết cùng con cháu trong gia đình.
Những phong tục ngày Tết không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống, mà còn mang lại giá trị tinh thần sâu sắc. Thế hệ trẻ cần tiếp tục giữ gìn và phát huy những phong tục đẹp để bảo tồn bản sắc dân tộc.