Bài văn khấn đêm Giao thừa chuẩn nhất

Dưới đây là một mẫu bài văn khấn giao thừa trong nhà do chuyên gia phong thủy Nguyễn Cung Hà gợi ý

Cúng giao thừa là thời khắc thiêng liêng, là ghi lễ quan trọng, quen thuộc trong gia đình người Việt Nam trước khi Tết Nguyên đán chính thức bắt đầu.

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Cung Hà, lễ cúng Giao Thừa là một nghi thức không thể thiếu mỗi dịp tết đến xuân về. Cúng Giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch: Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ".

Đêm trừ tịch là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi các gia đình sum họp, chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành, may mắn sẽ đến và tiễn trừ năm cũ với những điều không may đã qua.

Ngoài ra theo tục lệ cổ truyền thì “giao thừa” được tổ chức nhằm đón các thiên binh. Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà.

Mâm lễ được sắp bày với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới.

Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.

Tuỳ theo vùng miền và địa phương có cách cúng khác nhau. Thông thường vùng quê miền đồng bằng bắc bộ nhân dân thường cúng vào lúc thời gian vừa bước sang giờ Tý tức hơn 12h đêm 30 tháng Chạp.

Lễ cũng giao thừa thì có hai lễ khác nhau. Đối với những gia đình nào có cây hương ngoài trời thì thắp hương và cúng ngoài sân trước cây hương. Còn ở thành phố chật chội hoặc những căn hộ chung cư, nhà tập thể không có cây hương thì có thể làm lễ trước bàn thờ thần linh của gia đình. Thông thường chủ sự thường thắp 15 nén hương cắm vào bát hương (số 15 tượng trưng cho con số của trời đất giao hoà ) và 5 nén hương vào mâm lễ rồi khấn thành tâm.

Lễ vật cúng giao thừa thường bao gồm: 1 mâm xôi gà, đĩa ngũ quả, bánh kẹo, hộp mứt, bánh chưng, 10 bông hoa cúc vàng (có thể thay bằng hoa Hồng hoặc Huệ), chè thuốc, đĩa gạo muối, chai rượu được rót ra 5 chén, bát nước, 5 cốc nến, 1 bộ mũ quan đại vương hành khiển (hàng mã), tiền vàng...

Về văn khấn lễ giao thừa có nhiều bài khấn khác nhau tuỳ theo tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục từng vùng miền mà có bài khấn phù hợp. Thông thường có bài khấn giao thừa trong nhà và bài khấn ngoài trời (đối với những gia đình có cây hương ngoài trời).

bai van khan dem giao thua chuan nhat
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Dưới đây là một mẫu bài văn cúng giao thừa trong nhà do chuyên gia phong thủy Nguyễn Cung Hà gợi ý:

VĂN KHẤN LỄ GIAO THỪA TRONG NHÀ

Kính lạy:

- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương

- Con kính lạy đức Hoàng Thiên, Hậu thổ, Chư vị Tôn thần

- Con kính lạy các ngài Long Mạch, Táo Quân, Chư vị Tôn thần

- Con kính lạy ngài Cự Niên Đương Cai Hành Khiển Tôn Thần

- Con kính lạy ngài Tân Đương Niên Hành Khiển Chí Đức Tôn Thần

(Cụ thể Quan Hành Khiển năm Đinh Dậu là: Lỗ Vương Hành khiển, Ngũ Nhạc hành binh chi thần, Cự Tào phán quan).

- Con kính lạy các cụ tổ tiên nội- ngoại chư vị tiên linh

- Con kính lạy các chư vị tiền chủ, hậu chủ, các vị anh linh có mặ trong đất này

Nay phút giao thừa giữa năm BÍNH THÂN và năm ĐINH DẬU.

Chúng con là: ………………………………Tuổi……………

Hiện cư ngụ tại số nhà …….. Đường……………………..Khu phố …………….

Phường ……………………Quận…………………………..Thành phố………………….

Phút giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, Ngài Đương Niên Hành Khiển Chí Đức Tôn Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lể vật.

Con lại kính mời, các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội tộc, ngoại tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng hâm hưởng lễ vật. Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo thụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con, tân niên khang thái, ngày đêm tốt lành, thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng. Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám. Phục duy cẩn cáo!

bai van khan dem giao thua chuan nhat Lí giải việc mâm cỗ cúng giao thừa không thể thiếu gạo và muối

Gạo và muối là hai vật phẩm không thể thiếu trên mâm cỗ cúng giao thừa.

bai van khan dem giao thua chuan nhat Tiến sĩ văn hoá lí giải về tầm quan trọng của lễ cúng Giao thừa

Đi tìm câu trả lời cho tâm thế kì lạ của người Việt trong dịp giao thừa, đón chào năm mới, tôi may mắn nhận ...

bai van khan dem giao thua chuan nhat Cúng giao thừa: Các bước thực hiện và những kiêng kị không thể bỏ qua

Dưới đây là tất cả thông tin cần biết về lễ cúng giao thừa, bao gồm cách bày mâm cúng giao thừa, thời gian, địa ...

chọn
Điều gì đang diễn ra trên thị trường BĐS công nghiệp?
Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư BĐS công nghiệp ngoại, giá thuê đất bình quân và giá thuê nhà xưởng, kho bãi trong quý I đã tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo quý II, nhu cầu thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các KCN có thể tăng nhẹ.