Những ngày đầu năm mới Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, du học sinh Hoàn Ngô, hiện đang học tập và làm việc hiện tại Vương quốc Anh chia sẻ: “Trong suốt 8 năm đi du học thì lần gần đây nhất mình về ăn Tết Nguyên đán là vào năm 2013. Như vậy, mình đã không về ăn Tết sau hơn 5 năm rồi”.
Anh Hoàn cho biết, đa số du học sinh như anh khi có ý định về Việt Nam ăn Tết thường phải đắn đo suy nghĩ rất nhiều. Vấn đề lớn nhất ở đây không phải là vé máy bay, vì hiện nay có rất nhiều hãng máy bay giá rẻ với mức giá rất ưu đãi nên chỉ cần tiết kiệm chi tiêu nơi xứ người hoặc đi làm thêm một chút là đủ tiền mua vé.
Với du học sinh, thay vào đó khó khăn đầu tiên cần kể đến là việc sắp xếp thời gian để về, do sự chênh lệch về kì nghỉ lễ giữa các nước. Tại các nước phương Tây, kì nghỉ dài nhất năm là Giáng sinh và năm mới. Còn ở nước Anh, sau khoảng thời gian nghỉ này là một loạt các kì thi hết môn nên sinh viên không thể tiếp tục xin nghỉ để về Việt Nam ăn Tết.
Ngô Văn Hoàn và bằng tốt nghiệp tiến sĩ tại ĐH Otago. (Ảnh: NVCC) |
Khó khăn thứ hai là tài chính. Tiền vé máy bay chỉ là vấn đề nhỏ so với những chi phí phát sinh khi về Việt Nam ăn Tết. Những chi phí đó bao gồm tiền mua quà cáp cho mọi người, tiền mừng tuổi cho các em các cháu trong gia đình, tiền đi ăn uống tụ tập bạn bè…
Du học sinh về quê ăn tết, hầu như ở Việt Nam ai cũng nghĩ du học sinh không có gì ngoài... ''điều kiện''. Hệ lụy là đôi khi tặng quà rẻ cũng bị chê, mừng tuổi ít cũng bị chê, đi ăn uống tụ tập luôn bị bắt khao… Thực sự đó là sai lầm của mọi người và là sự bất công rất lớn đối với du học sinh!
Vấn đề tiếp theo là áp lực bởi những câu hỏi chất vấn kiểu như “Khi nào lấy vợ/chồng?”, “Làm lương bên đó cao không?” (trong khi tụi mình là du học sinh), “Tết này mang nhiều tiền về cho bố mẹ không?”… Những câu hỏi kiểu này mang tính xoáy sâu vào cuộc sống riêng tư của người khác và thực sự khiến du học sinh như Hoàn rất phiền, dù biết rằng đôi khi người ta hỏi chỉ vì họ quan tâm đến mình.
Khác với anh Hoàn Ngô, bạn Đỗ Trịnh Lương, hiện đang học tập và làm việc tại Bravo Hospitality Group, Newzealand cho biết: “Năm nay là Tết thứ hai mình không về Việt Nam, không được đón Tết cùng gia đình và bạn bè.
Du học sinh Đỗ Trịnh Lương (áo đen), hiện đang học tập và làm việc tại Bravo Hospitality Group, Newzealand. (Ảnh: NVCC) |
Đối với du học sinh như mình, khi xác định về quê đón Tết mình phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Đối với mình, áp lực về kinh tế là một trong những yếu tố khiến mình đắn đo nhiều nhất. Nhiều người nghĩ du học sính sẽ có rất nhiều tiền vì tiền họ kiếm được có mệnh giá cao hơn. Nhưng sự thật thì du học sinh chỉ được làm thêm 20 tiếng /1 tuần. Số tiền này họ chỉ đủ tiền sinh hoạt, học phí.
Nếu có dự định về nước, mình sẽ chuẩn bị trước ít nhất ba tháng: Bắt đầu từ tài chính, mình sẽ cố kiếm được càng nhiều tiền từ việc đi làm thêm. Ngoài ra, mình sẽ cần báo trước cho công ty thời gian nghỉ. Một số chỗ làm thì có thể sẽ cho bạn nghỉ hẳn nếu thời gian bạn vắng mặt quá lâu.
Cụ thể, nếu bạn muốn nghỉ cần phải báo với quản lí muộn nhất là trước từ 1 – 1,5 tháng. Còn đối với riêng mình là trước 4 – 5 tháng để công ty có thể tìm người thay thế trong thời gian mình về nghỉ Tết. Rồi phải cố gắng làm thêm để có thể tích tiền sẵn, khi nào săn được vé là chuyển tiền ngay.
Sau một thời gian xa nhà, mình rất muốn trở về dù là đón Tết hay chỉ là về thăm nhà.
Có lúc nhìn bạn bè đăng hình mà mình ứa nước mắt, có những khi chẳng dám lên facebook vì sợ nhìn thấy ảnh các bạn đăng. Mình đã từng ghen tị thậm chí là khó chịu với chính những người thân yêu nhất chỉ vì cảm giác cô đơn khi không được trở về Việt Nam ăn Tết bên gia đình.
Bạn chẳng thể nào hiểu khi ở một nửa vòng trái đất bên kia, mọi người đang cùng nhau chuẩn bị Tết, rồi được quây quần bên bếp lửa trông nồi bánh chưng, mọi thứ đều thật vui, thật hạnh phúc nhưng trừ mình”, Đỗ Trịnh Lương tâm sự.
Cũng giống như Lương, luôn đau đáu một nỗi niềm hướng về quê hương, mặc dù đã hơn 5 năm không ăn Tết cổ truyền cùng gia đình, tuy nhiên với anh Hoàn Ngô, Tết vẫn luôn là một dịp đặc biệt nhất. Anh tâm sự: “Dù ở trên mình nói nhiều những mặt thiệt thòi có thể gặp phải khi về ăn Tết Nguyên đán, nhưng Tết luôn là dịp đặc biệt đối với mỗi người dân Việt Nam xa quê như mình”.
'Nguyên đán' nghĩa là gì và tại sao gọi là Tết Nguyên đán?
Tết Nguyên đán là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Vậy ý nghĩa của từ "Nguyên đán" là gì? |
Những việc nên làm vào dịp Tết Nguyên đán để được may mắn quanh năm
Tết Nguyên đán 2019 là dịp các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau để cùng đón năm mới Kỷ Hợi. Theo quan ... |
Những quốc gia nào trên thế giới cùng đón Tết Nguyên đán như Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia ở châu Á đón Tết cổ truyền là Tết Nguyên đán - một ngày lễ quan trọng ... |
Thời sự 08:23 | 11/02/2019
Thời sự 07:00 | 10/02/2019
Kinh doanh 23:00 | 08/02/2019
Thời sự 08:08 | 08/02/2019
Kinh doanh 06:25 | 08/02/2019
Kinh doanh 00:28 | 08/02/2019
Giáo dục 00:21 | 08/02/2019
Thời sự 07:45 | 07/02/2019