Những điều tuyệt đối kiêng kị, không nên làm trong khoảnh khắc giao thừa

Đụng dao kéo, sử dụng kim chỉ, ăn cháo... là những điều nên kiêng kị, không nên làm vào khoảnh khắc giao thừa để cả năm mới được may mắn, bình an. 

Tại sao phải tuân theo những kiêng kị ngày giao thừa hay mùng 1 Tết

Khoảnh khắc giao thừa hay ngày mùng 1 Tết là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Đây cũng là thời khắc thiêng liêng để người dân có thể gột bỏ hết những điều xui xẻo năm cũ và nghênh đón những điều tốt lành, may mắn cho năm sau. Để việc "tống cựu, nghinh tân" được suôn sẻ, để năm mới luôn được bình an, dịp năm mới, dân gian đã lưu truyền khá nhiều điều kiêng kị, không nên làm trong khoảnh khắc giao thừa.

nhung dieu tuyet doi kieng ki khong nen lam trong khoanh khac giao thua
Nên nắm được những điều kiêng kị để năm mới luôn bình an, may mắn. (Ảnh minh họa).

"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vì vậy, chỉ cần chú ý một chút trong những ngày đầu năm này sẽ giúp cho người dân có tâm thế tự tin cho một năm mới tốt đẹp.

Nhà nghiên cứu Phật học Nguyễn Mạnh Cường (thuộc Viện Nghiên cứu Ứng dụng và Tiềm năng con người) đã có trao đổi với báo Thanh Niên về những kiêng kị này.

Ông cho biết: “Quan niệm dân gian của người xưa có nhiều điều kiêng kị trong ngày đầu năm, một số đã được lí giải và chứng minh, một số điều thì vẫn khá mơ hồ. Nhưng xét cho cùng, tất cả những tục lệ đó đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt Nam ta, việc thực hiện hoặc kiêng cữ đầy đủ cũng là một liệu pháp tâm lí giúp mọi người có thể yên tâm chào đón năm mới”.

Dưới đây là những điều kiêng kị, không nên làm trong khoảnh khắc giao thừa:

Ăn cháo

nhung dieu tuyet doi kieng ki khong nen lam trong khoanh khac giao thua
Không nên ăn cháo ngày đầu năm mới.

Từ xa xưa, theo quan niệm của dân gian, chỉ có những gia đình nghèo khổ, không có tài sản, vô cùng mới phải ăn cháo.

Chính vì thế, vào những khoảnh khắc đầu tiên hay bữa cơm đầu tiên của năm mới, người dân không nên nấu cháo ăn mà thay vào đó là ăn những món khác.

Ngoài ra, sáng mùng 1 Tết còn được gọi là ngày “muôn thần tề tựu”, việc ăn cơm nóng, những món ăn trang trọng, đủ đầy cũng thể hiện sự tôn kính với tổ tiên và các vị thần linh.

Chúc Tết người đang ngủ

Vào đêm 30 Tết, nhiều người sẽ thức muộn để chờ đón khoảnh khắc giao thừa để cùng người thân chào đón những giây phút đầu tiên của năm mới.

Tuy nhiên, vào dịp này, cũng có nhiều người vì thói quen hay vì sức khỏe, không thể thức để chào đón giao thừa được. Nếu người nhà bạn đang ngủ thì tuyệt đối không được đánh thức người ta dậy chỉ để chúc mừng năm mới.

Bởi hành động đó mang ý nghĩa như một sự thúc giục, hối thúc khiến cả năm của người này sẽ bị thụ động trong công việc và trong khoảnh khắc đó, chắc chắn người bị đánh thức sẽ cảm thấy không thoải mái.

Đụng dao kéo

Vào khoảnh khắc giao thừa, năm mới, người dân nên tránh dùng các vật nhọn, có sát khí, các vật sắc, dễ gây nguy hiểm như dao, kéo.

nhung dieu tuyet doi kieng ki khong nen lam trong khoanh khac giao thua
Không nên đụng vào những thứ sắc nhọn như dao, kéo... (Ảnh minh họa).

Theo quan niệm dân gian, những thứ sắc, nhọn có thể cắt đứt lương duyên, cơ hội, sự may mắn, tuổi thọ của gia chủ.

Để khắc phục, vào dịp này, các gia đình nên cất bớt dao kéo đi, chỉ chừa lại đồ cần dùng. Hoặc đồ ăn nên chuẩn bị thái, chặt, cắt sẵn và để vào từng túi nhỏ trong tủ lạnh. Khi muốn nấu, chỉ việc bỏ ra rã đông là dùng được mà không cần đụng đến dao, kéo...

Dùng kim chỉ

Việc khâu vá, sử dụng kim chỉ trong năm mới thường được cho là khiến gia chủ phải vất vả, cả năm phải chịu cảnh thiếu trước hụt sau.

Bởi trước kia, chỉ có những gia đình nghèo khó mới phải mặc áo rách, áo vá. Việc sử dụng kim chỉ cũng giống như “giật gấu vá vai” vai vậy.

Ngoài ra, kim cũng là vật nhọn, nên tránh sử dụng đầu năm. Nhiều người còn có quan niệm rằng, nếu phụ nữ có thai đụng tới kim chỉ trong ngày mùng 1 tết thì khi sinh con ra sẽ gầy gò, ốm yếu...

Không ăn tôm, đuôi cá

Không nên ăn những món như thịt vịt, cá mè, thịt chó, mực, tôm... bởi theo quan niệm dân gian, những món đó là những món ăn không tốt cho năm mới.

Ví dụ, ăn mực thì sẽ "đen như mực", ăn tôm sẽ "đi giật lùi như tôm"...

Ở miền Bắc, một số địa phương có quan niệm cầu may đầu năm bằng việc ăn cá chép - loài cá vượt vũ môn hóa rồng.

Nếu ăn cá chép trong đủ ba ngày đầu năm mới thì trong năm đó, mọi việc sẽ được hanh thông, như ý, sức khỏe dồi dào, công việc thăng tiến.

Tuy nhiên, không nên ăn phần đuôi của cá chép bởi qaun niệm luôn phải có của cải dư thừa, chứ không nên "làm đủ, ăn đủ".

Phía trên là những điều kiêng kị, không nên làm trong khoảnh khắc giao thừa và ngày mùng 1.

nhung dieu tuyet doi kieng ki khong nen lam trong khoanh khac giao thua Những kiêng kị trong việc hái lộc đầu năm để không rước xui xẻo về nhà

Vào đầu xuân năm mới, người dân thường đi chùa hái một cành lộc nhỏ với ý nghĩa tượng trưng là mang sự sinh sôi ...

nhung dieu tuyet doi kieng ki khong nen lam trong khoanh khac giao thua Những điều kiêng kị tuyệt đối không nên làm dịp đầu năm 2019

"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Dưới đây là những điều kiêng kị không nên làm trong ngày mùng 1 Tết Âm lịch.

nhung dieu tuyet doi kieng ki khong nen lam trong khoanh khac giao thua Khám phá nguồn gốc tục lệ kiêng quét nhà ngày mùng 1 Tết

Quét nhà vào mùng 1 những điều kiêng kị dịp Tết mà ai cũng phải nhớ. Vậy, nguồn gốc của việc kiêng kị đó là ...

nhung dieu tuyet doi kieng ki khong nen lam trong khoanh khac giao thua Những loại quả không nên dùng thắp hương dịp Tết Âm lịch 2019

Mâm ngũ quả là cúng vật không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên dịp đầu xuân năm mới. Dưới đây là những loại quả ...

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.