Nhà xưởng ở Trung Quốc đóng cửa, bỏ không vì chiến tranh thương mại với Mỹ

1/4 năng lực sản xuất của Trung Quốc được sử dụng bởi các thương hiệu đồ thể thao toàn cầu. Nhưng các nhà xưởng này lại đang im lìm giữa thương chiến Mỹ - Trung.

Chia sẻ với Bloomberg, Chủ tịch Xtep International Holdings Đinh Thủy Bố, thừa nhận cuộc thoái lui của các thương hiệu khỏi Trung Quốc đang buộc các nhà xưởng như của ông phải giảm giá 10% cho các công ty địa phương, để tận dụng dây chuyền bị bỏ không.

Ông cho biết: "Các nhà xưởng đang chịu áp lực khá lớn. Với chính sách của ông Trump, các thương hiệu quốc tế đang chuyển dịch nguồn cung ứng ra nước ngoài, dẫn đến thiếu hụt các đơn hàng". 

Hiện, 1/4 năng lực sản xuất của Trung Quốc được sử dụng bởi các thương hiệu đồ thể thao toàn cầu.

1400x-1

Chốt cửa, cài then là tình trạng của 1/4 nhà xưởng tại Trung Quốc. (Ảnh: Bloomberg).

Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy chuỗi cung ứng toàn cầu đã tồn tại trong nhiều thập kỉ, được hỗ trợ bởi sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, đang bị biến đổi vĩnh viễn. Nhà cung cấp của Walmart cho biết các nhà xưởng Trung Quốc đang rơi vào trạng thái "tuyệt vọng". 

Nhìn rộng ra, xu hướng "trốn chạy" của các công ty toàn cầu từ Microsoft đến nhà sản xuất xe đạp Giant Manufacturing, đang diễn ra và tăng tốc khi chiến tranh thương mại ngày càng nóng lên.

Tuần rồi, Tổng thống Trump đã kêu gọi các công ty Mỹ tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho việc kinh doanh tại Trung Quốc, bao gồm cả hoạt động chuyển trụ sở và nhà máy sản xuất. Nhà cung cấp hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới, Li & Fung, cho biết họ tích cực giúp đỡ khách hàng của mình - bao gồm một số nhà bán lẻ lớn nhất thế giới - chuyển nguồn từ Trung Quốc sang các khu vực khác.

 Li & Fung chia sẻ với Bloomberg, họ đã giúp được một nhà bán lẻ Mỹ giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc từ 70% xuống 20% trong vòng 2 năm.

Ông Đinh cho rằng đối với ngành công nghiệp xuất khẩu đồ thể thao trị giá 4,7 tỉ USD của Trung Quốc, thị trường nội địa đang phát triển có thể bù đắp một phần cho nhu cầu nước ngoài suy yếu. 

Ông phân tích: "Bằng cách chuyển sang sản xuất trong nước và bán cho người tiêu dùng trong nước, các nhà xưởng rút ngắn chu kì sản xuất và điều đó có thể tốt cho họ".

Ông Đinh nói thêm các nhà sản xuất đồ thể thao địa phương hiện tại như Xtep vẫn đang có địa vị vững chắc. Đầu năm nay, Xtep đã mua lại một công ty có trụ sở tại Mỹ, bổ sung thương hiệu quần vợt K-Swiss, giày Palladi và giày Supra vào danh mục đầu tư của mình.

Theo ông, công ty của mình có kế hoạch mở rộng sản xuất các thương hiệu quốc tế để phục vụ thị trường Trung Quốc.

MK-CC857_CLABOR_P_20130430174119

Thiếu đơn hàng, các nhà xưởng Trung Quốc đang muốn tập trung vào doanh nghiệp nội. (Ảnh: WSJ).

Tuy nhiên, thị trường quần áo thể thao trị giá 40 tỉ USD mỗi năm của Trung Quốc chưa bằng một nửa thị trường ở Mỹ, theo dữ liệu từ Euromonitor International. Hầu hết người tiêu dùng Trung Quốc cũng khao khát được luyện tập mỗi ngày, với trang phục đến từ các nhãn hiệu toàn cầu như Nike, Adidas và Under Armor.

Theo ông Đinh, điều này có thể thay đổi theo thời gian. Ông khẳng định: "Khoảng cách giữa các thương hiệu trong nước và các thương hiệu quốc tế sẽ dần dần được thu hẹp". Xtep hiện đang có thị phần 4,6% và đang tìm cách tăng doanh số bán lẻ gấp 5 lần lên 7,1 tỉ USD trong 10 năm tới.

Ông Đinh mong muốn người tiêu dùng Trung Quốc trẻ tuổi, đặc biệt là những người sinh sau năm 1990, có thiện cảm hơn với các thương hiệu địa phương. Ông cho rằng: "Họ tự tin về sự trỗi dậy của Trung Quốc và đồng lòng với các thương hiệu quốc gia".

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.