Nhật Bản báo động vấn nạn 'làm việc tới chết'

Áp lực công việc nặng nề trong môi trường làm việc khắc nghiệt khiến nhiều nhiều người trẻ Nhật tìm tới cái chết. Vấn nạn nhức nhối trong xã hội Nhật được đặt tên gọi là karoshi, hay làm việc tới chết.
nhat ban bao dong van nan lam viec toi chet Vấn nạn 'làm việc tới chết' của người Nhật

Ngày làm việc bình thường hôm 14/10 của công ty Dentsu, Nhật Bản, bị xáo trộn khi những thanh tra từ Vụ lao động Tokyo và Cơ quan thanh tra tiêu chuẩn lao động bất ngờ tiến vào trụ sở.

Cuộc viếng thăm của cơ quan chức năng nhằm điều tra vụ tự sát tháng 12 năm ngoái của nữ nhân viên 24 tuổi Matsuri Takahashi, nghi xuất phát từ làm việc quá sức. Nhiều người nhướng mày ái ngại, bởi đây không phải là lần đầu tiên nhân viên Dentsu chết vì công việc.

Bi kịch lặp lại

nhat ban bao dong van nan lam viec toi chet
Công ty quảng cáo hàng đầu Nhật bản Dentsu bị điều tra hôm 14/10 sau vụ tự tử của một nữ nhân viên 24 tuổi. Ảnh: Japan Times

"Điều tương tự đã xảy ra ở công ty, dù nơi này từng cam kết không để vụ tử tự nào vì làm việc quá sức xảy ra. Chúng tôi sẽ tiến hành một điều tra chi tiết về văn hóa làm việc tại đây và làm rõ trách nhiệm", quan chức cấp cao của Bộ Sức khỏe, Lao động và Phúc lợi khẳng định hôm 14/10.

Năm 1991, một nam nhân viên 24 tuổi của Dentsu cũng tìm tới cái chết sau hai năm làm việc. Dentsu đã bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân đồng thời đảm bảo vụ việc như vậy sẽ không bao giờ tái diễn.

Công ty quảng cáo hàng đầu Nhật Bản đưa ra các biện pháp giảm giờ làm, áp dụng cơ chế "không ngày làm thêm" và công bố chỉ dẫn để các bộ phận xử lý công việc phù hợp nhất. Tuy nhiên, theo gia đình và luật sư của Takahashi, giờ làm việc thực tế của cô không được phản ánh đúng trong báo cáo giờ làm.

"Văn hóa tại Dentsu không hề thay đổi", mẹ nạn nhân cho biết.

Takahashi ký hợp đồng với công ty tháng 10/2015 và đảm nhận khối lượng công việc đồ sộ. Takahashi thường không rời công sở cho tới nửa đêm và bắt đầu xuất hiện dấu hiệu trầm cảm chỉ một tháng sau. Khi đó, Takahashi làm thêm giờ 105 tiếng/tháng. Nhiều lần chuyện trò cùng bạn bè, Takahashi tâm sự "đã mất tất cả cảm xúc trừ khao khát muốn ngủ".

Ngày 25/12, Takahashi tự vẫn bằng cách nhảy từ tầng cao của khu nhà ở nhân viên. Trước khi qua đời, cô gái gửi nhiều tin nhắn cho bạn bè và đồng nghiệp qua mạng xã hội, nói ý định muốn chết.

"Con bé nói Dentsu trả mức lương cao và có thể giúp cuộc sống của tôi dễ dàng hơn", mẹ Takahashi khóc trong cuộc họp báo công bố nguyên nhân cái chết của con gái. Các nhà điều tra kết luận Takahashi rơi vào rối loạn vì gánh nặng tâm lý khi công việc quá tải.

Hầu hết nhân viên Dentsu đã quá quen với việc làm thêm giờ trong thời gian dài.

"Tôi thường làm việc đến tối muộn, chuyện đó là bình thường. Tôi không hề cho rằng có gì lạ thường cho tới khi cơ quan thanh tra tới", một nhân viên của Dentsu cho hay.

Một nhân viên 40 tuổi thừa nhận ông làm thêm hơn 100 tiếng/tháng dù công ty đã cam kết giới hạn thời gian ngoài giờ chỉ 50 tiếng/tháng.

Sức ép công việc tại Dentsu được cho là bắt nguồn "10 quy tắc ác quỷ của Dentsu", do cố chủ tịch công ty ban hành cách đây 50 năm, trong đó chỉ rõ: "Một khi bắt đầu công việc gì, không bao giờ được từ bỏ, kể cả khi bị giết".

Sau vụ tử tự 25 năm trước, 10 quy tắc được xóa khỏi tài liệu đào tạo người mới, nhưng vẫn còn lưu trong sổ tay bỏ túi của nhân viên công ty.

Hội chứng karoshi

nhat ban bao dong van nan lam viec toi chet
Nhiều người Nhật làm việc tới chết do văn hóa lao động khắc nghiệt. Ảnh: 123rf

Vụ tự tử của Takahashi là một trong số rất nhiều trường hợp "karoshi", hay cái chết vì áp lực công việc. Luật sư của Takahashi nói trong năm đầu tiên làm việc, cô có khi làm thêm tới 130 giờ/tháng.

Theo Japan Times, chính phủ Nhật cho biết có khoảng 96 cái chết vì karoshi trong năm tài khóa 2015. Trong đó, 93 trường hợp được bồi thường. Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao hơn nữa. Theo báo cáo của cảnh sát, năm 2015 có tới 2.159 người tự tử vì công việc.

Người lao động Nhật Bản hiếm khi hiếm thay đổi công việc khi đã có chỗ đứng trong một công ty hoặc cơ quan nhà nước. Nhật Bản cũng là quốc gia quy định số ngày nghỉ có lương thuộc hàng thấp nhất thế giới. Trung bình người lao động Nhật chỉ có 10 ngày phép có lương, song nhiều người thậm chí không nghỉ hết một nửa ngày phép được hưởng. Theo một nghiên cứu độc lập, 1/6 người lao động Nhật không hề nghỉ phép.

Văn hóa làm việc khắc nghiệt, vốn ăn sâu vào xã hội Nhật bắt nguồn từ những năm 1980, là nguyên nhân chính gây ra karoshi. Áp lực xã hội cộng với mong muốn cạnh tranh để thành công khiến việc thuyết phục người lao động nghỉ ngơi không hề đơn giản. Cái chết vì karoshi có thể bắt nguồn từ cơn đau tim do stress hoặc chế độ ăn uống sơ sài, thiếu dinh dưỡng.

Trước tình hình này, chính phủ lần đầu tiên công bố văn bản luật về karoshi. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra quy định về thời gian làm việc ngoài giờ, đồng thời khuyến khíc người lao động nghỉ ngơi.

chọn
Hình ảnh cầu Tam Tòa nối Nam Định - Ninh Bình sau 7 tháng thi công
Cầu Tam Tòa vượt sông Đáy trên tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình sau 7 tháng thi công đã dần thành hình.