Nhiều doanh nghiệp bất động sản tiếp tục bị nhái thương hiệu

Trần Anh Group không hề bán chung cư mới, nhưng hàng loạt trang mạng lại đề tên doanh nghiệp này bán một dự án chung cư mi-ni. Nhiều đơn vị khác cũng kêu cứu vì bị nhái thương hiệu.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản tiếp tục bị nhái thương hiệu - Ảnh 1.

Các tập đoàn như Novaland, Him Lam Land, Vingroup… mới đây cũng đưa ra cảnh báo về việc bị nhái thương hiệu để bán dự án bất động sản.

Ngang nhiên lừa khách

Ông Hà Đức Thiện, Phó tổng giám đốc Trần Anh Group cho biết, doanh nghiệp ông đang tìm biện pháp giải quyết việc bị nhái thương hiệu. Cụ thể, gần dự án của Trần Anh Group tại huyện Đức Hòa (Long An), từ tháng 4/2020, xuất hiện một dự án mang tên “Căn hộ chung cư Xuyên Á; trên nhiều website chào bán sản phẩm này lại để logo và tên chủ đầu tư là Trần Anh Group. Trong khi đó, Trần Anh Group không hề làm dự án này.

“Có khá nhiều khách hàng gọi về Công ty hỏi về dự án này, trong đó phản ánh rằng, nhân viên môi giới tự nhận là người của Trần Anh Group và nói dự án do công ty chúng tôi phát triển. Việc mạo danh này làm ảnh hưởng lớn tới uy tín doanh nghiệp, song hiện tại chúng tôi vẫn chưa tìm ra cách hữu hiệu để bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp mình”, ông Thiện nói.

Chưa hết, mới đây, Trần Anh Group cũng bị nhái thương hiệu khi nhiều nhân viên môi giới gọi điện cho khách hàng giới thiệu mình là nhân viên Sàn bất động sản 584 của Trần Anh Group và đang bán dự án đất nền phân lô tại huyện Đức Hòa. Đại diện Trần Anh Group khẳng định, doanh nghiệp này không hề bán bất kỳ sản phẩm phân lô bán nền nào trong thời điểm hiện nay.

Tương tự, Phú Đông Group cũng phải đưa ra cảnh báo khách hàng về câu chuyện nhái thương hiệu. Bà Nguyễn Thị Thanh Thảo, Giám đốc kinh doanh của Phú Đông Group cho biết, thời gian qua, nhiều nhân viên môi giới đăng tải trên các website về việc bán dự án Phú Đông 3 của doanh nghiệp, nhưng trên thực tế, doanh nghiệp chưa bán dự án này.

“Mới đây nhất là việc có khá nhiều nhân viên môi giới chào bán lại căn hộ dự án Phú Đông Premier với giá rẻ hơn nhiều so với giá thực tế, khiến khách hàng tưởng rằng chủ đầu tư phá giá căn hộ, gây mất uy tín rất lớn cho doanh nghiệp”, bà Thảo nói.

Cũng đau đầu trong việc bị nhái thương hiệu, Tập đoàn Hưng Thịnh Corp đã phải ra thông báo rằng, doanh nghiệp không hề phát triển dự án bất động sản phân lô bán nền nào tại tỉnh Long An, khi có quá nhiều khách hàng tìm tới đòi kiện về một dự án mà Hưng Thịnh Corp không hề làm.

Các tập đoàn như Novaland, Him Lam Land, Vingroup… mới đây cũng đưa ra cảnh báo về việc bị nhái thương hiệu để bán dự án bất động sản.

Khó xử triệt để

Theo ông Hà Đức Thiện, với những giao dịch điện tử hiện nay, việc nhái thương hiệu khá dễ. Họ chỉ cần liên hệ với các doanh nghiệp bán tên miền, sau đó mua 1 tên miền tương đồng với tên doanh nghiệp cần nhái, rồi thiết kế tương đồng với website của công ty cần nhái.

Theo quy định của pháp luật, trường hợp đối tượng có hành vi lợi dụng danh tiếng của doanh nghiệp để lừa đảo người khác, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, doanh nghiệp có thể căn cứ vào Điều 592, Bộ luật Dân sự để yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường do việc sử dụng trái phép thương hiệu, uy tín của mình.

"Việc nhái thương hiệu của chúng tôi đều trên các website, chính vì vậy, chúng tôi chỉ có thể liên hệ với phía Google và có văn bản đăng trên website cảnh báo việc bị nhái thông tin, chứ chưa có bất kỳ cách nào để xử triệt để”, ông Thiện nói.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, luật sư Trần Đức Phượng (Đoàn luật sư TP HCM) cho rằng, hành vi nhái thương hiệu, hay giả làm nhân viên của một doanh nghiệp có uy tín không phải là chuyện mới, xảy ra nhiều lĩnh vực như bất động sản, du lịch, mỹ phẩm… 

Nhiều hình thức và mức độ xâm phạm khác nhau nên các doanh nghiệp rất khó trong việc chống các hành vi vi phạm này, vì không có bộ phận chuyên trách pháp về thương hiệu, thủ tục pháp trong việc xử , cho đến việc lập chứng cứ, truy đến cá nhân có hành vi vi phạm.

Ông Phượng gợi ý, với những vụ việc rõ ràng như lập website giả mạo, đưa thông tin giả mạo trên website thì cần lập vi bằng để tạo lập chứng cứ, sau đó gửi đến cơ quan nhà nước đề nghị xử phạt vi phạm hành chính cá nhân, tổ chức vi phạm. Mặt khác, tiến hành khởi kiện dân sự để yêu cầu chấm dứt hành hành vi vi phạm, đòi bồi thường…

Đại diện Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, để chống lại tình trạng thông tin giả mạo trong lĩnh vực bất động sản cần nhiều giải pháp, trong đó cần sự nghiêm minh và quyết liệt từ các cơ quan nhà nước. Doanh nghiệp cũng cần tiến hành các vụ xử để tuyên chiến với nạn vi phạm này.

Bên cạnh đó, người dân cũng phải nâng cao cảnh giác, phát hiện, thông báo khi thấy hành vi giả mạo thương hiệu. “Dấu hiệu để nhận biết hành vi giả mạo thương hiệu không khó. Thường các sản phẩm này rao bán giá rẻ hơn giá thông thường, chất lượng dự án thấp, tính pháp kém, nhiều khi là dự án ma. Nếu người dân mua phải sẽ gặp rất nhiều rủi ro”, đại diện Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nói.

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.