Bài 2: Vạch mặt chiêu “móc túi” của phòng khám nam khoa có bác sĩ ngoại | |
Bí mật “động trời” ở phòng khám nam khoa có bác sĩ ngoại |
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM thừa nhận tình trạng phòng khám Trung Quốc tồn tại nhiều năm nhưng chưa xử lý được. |
Tại kỳ họp thứ 3, HĐND TP HCM khóa IX, đại biểu Nguyễn Thị Tố Trâm đã chất vấn Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh về vấn đề các bác sĩ Trung Quốc lừa bệnh nhân, vẽ bệnh để lấy tiền. Theo bà Trâm thì các cơ sở như phòng khám Thế Giới (quận 5), phòng khám 3 Tháng 2 (quận 11), phòng khám Đại Đông (quận Tân Bình)… đã có hành vi lừa đảo người bệnh.
Tình trạng trên kéo dài khiến bệnh nhân bị biến chứng, phải đến các bệnh viện công điều trị lại. Câu hỏi được bà Trâm đặt ra là người dân kêu cứu, báo chí cũng có nhiều phản ánh nhưng tại sao Sở Y tế quản lý vẫn không chấn chỉnh tình trạng trên?
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế khẳng định có tình trạng như báo chí đã phản ánh. Đồng thời cho biết thêm, công tác quản lý ngành nghề y tế trên địa bàn TPHCM rất phức tạp. “Hiện ngành y tế cấp phép cho 40.00 trường hợp hành nghề y tế, cấp phép cho 200 phòng khám đa khoa và 450 phòng khám tư nhân. Sở Y tế cấp phép hành nghề cho y bác sĩ, phòng khám có yếu tố nước ngoài dựa trên đăng ký, thẩm định của ngành y tế”, ông Bỉnh nói.
Cũng theo Giám đốc Sở Y tế, trong thời gian qua Sở đã kiểm tra, tái kiểm tra các phòng khám trong nước và có yếu tố quốc tế thì ít xảy ra sai sót, ít bị tố cáo... Tuy nhiên phòng khám có bác sĩ Trung Quốc thì xảy ra sai xót và tố cáo nhiều và một năm phải kiểm tra từ 3 đến 4 lần. Những trường hợp liên doanh, liên kết tại TP được quản lý rất chặt chẽ. Chuyện phòng khám Trung Quốc không chỉ diễn ra mới đây mà nhiều năm qua.
Tháng 4/2016, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã kiểm tra phòng khám Elizabeth (87-89 Thành Thái, quận 10) và xử phạt BS Trung Quốc tên Hu Jie vì vượt quá phạm vi chuyên môn khi được Bộ Y tế cấp chứng chỉ hành nghề chuyên môn ngoại niệu nhưng lại làm hậu môn. (ảnh plo.vn) |
Riêng về vấn đề giá dịch vụ tại các cơ sở tư nhân hiện nay rất bất cập, do thuốc mang tính thị trường. Trong khi người dân luôn nghĩ bảng giá tại dịch vụ y tế thì phải cao nên trả theo mà không biết giá đó quá cao.
Lý giải về tình trạng người dân dễ bị dụ dỗ vào các phòng khám có bác sĩ Trung Quốc, ông Bỉnh nói: Các phòng khám này hiện quảng cáo nhiều, người dân ít có điều kiện tiếp cận thông tin y tế nên dễ tin. Nhiều trường hợp khác do hoàn cảnh lao động, không có thời gian nên tin vào các mẫu quảng cáo để tới điều trị nhanh chóng.
Có những trường hợp, người bệnh đến điều trị bệnh nhạy cảm nên khi bị lừa đã không dám tố cáo. Ngoài ra, có vụ việc được báo chí phản ánh, Sở phối hợp với báo chí cung cấp thông tin nhưng khi đến kiểm tra thì mọi việc đã xong, hồ sơ không còn.
“Nếu Sở tiến hành kiểm tra, các phòng khám không có giấy phép hành nghề thì bị phạt rất nặng. Chúng tôi rút giấy phép thì những phòng khám này thì họ lại tới nơi khác, mở phòng khác thì tức là họ quay lại lừa đảo tiếp. Có trường hợp bị phạt đến 900 triệu đồng, họ bỏ luôn phòng khám tại nơi đó, đi mở nơi khác”, ông Bỉnh bày tỏ khó khăn trong công tác quản lý các phòng khám có bác sĩ Trung Quốc.