Nhiều ngân hàng nước ngoài xếp hàng xin mở chi nhánh ở Việt Nam

Đây là nhận định của ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam, khi nói về tiềm năng của thị trường tài chính Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực.

Tại Diễn đàn toàn cảnh ngân hàng năm 2019 với chủ đề "Để ngân hàng Việt vươn xa" sáng 8/5, Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, và phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô để kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, NHNN sẽ tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay khoảng 14%, và sẽ có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Thị trường Việt Nam hấp dẫn

Trong phiên thảo luận, các chuyên gia, lãnh đạo ngân hàng đều cho rằng thị trường tài chính Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn.

Trong khi các thị trường tài chính thế giới đang gặp khó khăn thì thị trường Việt Nam lại đứng trước tiềm năng tăng trưởng tốt nhờ sự quản , điều hành hợp .

Nhiều ngân hàng nước ngoài xếp hàng xin mở chi nhánh ở Việt Nam - Ảnh 1.

Ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam. (Ảnh: ForbesVN).

"Ngân hàng Việt may mắn vì đang ở trong tiềm năng thị trường tốt. Nhiều ngân hàng nước ngoài đang xếp hàng xin phép mở chi nhánh để được thâm nhập vào Việt Nam", ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc HSBC, nhận định.

Ông Hải cũng cho biết không chỉ ngành ngân hàng, thị trường Việt Nam hiện cũng ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

"Chúng tôi đi nhiều quốc gia kêu gọi đầu tư FDI tại Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài đều nhận định Việt Nam là điểm sáng đầu tư FDI, nhờ thành quả điều hành kinh tế vĩ mô, trong đó có tỉ giá. Cách thức điều hành của NHNN đã thông minh hơn rất nhiều, tận dụng truyền thông và các biện pháp kĩ thuật", ông Hải chia sẻ.

Vị CEO cũng cho biết thông thường những năm trước đây, NHNN thường giữ tỉ giá cố định, nhưng nay đã áp dụng linh hoạt và điều chỉnh theo thị trường. Khi có biến động từ thị trường thế giới, tâm nhà đầu tư chưa ổn định nên cách điều hành phải ổn định, thống nhất, tránh tạo tâm găm giữ ngoại tệ trong tương lai.

Về sự phát triển của từng ngân hàng tại Việt Nam và khu vực, ông Hải cho rằng trong khu vực không có nhiều ngân hàng qui mô lớn.

Các ngân hàng đều đang gặp khó khăn trong định vị mình và đều sở hữu quy mô khác nhau, hiện chủ yếu theo chiến lược cạnh tranh về giá chứ không theo sự khác biệt.

"HSBC đã bán một số mảng và tập trung vào số mảng nhất định. Các ngân hàng cần tìm mảng cạnh tranh thế mạnh để tạo sự khác biệt. Nếu không nhìn nhận thực tế vấn đề của các ngân hàng sẽ khó phát triển", ông Hải nhấn mạnh,

Cùng quan điểm, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, cũng cho rằng thị trường quốc tế gần đây lưu ý nhiều về chuyện áp lực lạm phát lớn với hàng loạt sản phẩm giá tăng mạnh. Vì vậy, kiểm soát lạm phát đang rất khó khăn nên cần coi đây là vấn đề trọng tâm.

Ngoài ra, để thị trường tài chính tiếp tục phát triển thì cần giảm bớt tâm kì vọng lạm phát và cần có kịch bản quan trọng trong thời điểm biến động. Đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài, tăng trưởng xuất khẩu để ổn định kinh tế vĩ mô.

Lãi suất ngân hàng khó giảm tiếp

Đây là nhận định của ông Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản Kinh tế Trung ương về những khó khăn mà NHNN sẽ phải đối mặt trong năm 2019 và những năm sau.

Theo ông Thành, năm 2018 vừa qua, NHNN đã xử rất tốt những nhiệm vụ của mình, đặc biệt điều hành chính sách tiền tệ thông minh, bơm hút tiền rất đúng, chuẩn; phối hợp với Bộ Tài chính phát hành trái phiếu chính phủ nhuần nhuyễn hơn.

Nhiều ngân hàng nước ngoài xếp hàng xin mở chi nhánh ở Việt Nam - Ảnh 2.

Ông Võ Trí Thành, Nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lí Kinh tế Trung ương. (Ảnh: SGT).

Vị chuyên gia cho biết, từ năm 2012, NHNN có ba nhiệm vụ cơ bản gồm chính sách tiền tệ ổn định thúc đẩy tăng trưởng; xử nợ xấu; và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng theo thông lệ tốt nhất như Basel II.

Nhưng khó khăn nhất vẫn là lành mạnh hoá ngân hàng và đáp ứng thông lệ tốt nhất.

Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh ba nhiệm vụ này sẽ tiếp tục là thách thức lớn với NHNN trong thời gian tới. Đặc biệt, cần phải nhìn nhận vấn đề lãi suất khó có thể giảm thêm.

"Có nhiều câu chuyện từ bên ngoài, phụ thuộc điều hành của Cục Dự trữ liên bang Mỹ. Nhưng 3 điều chúng ta đang làm, nếu cứ loay hoay sẽ dẫn tới hai chuyện là lãi suất rất khó giảm. Hơn nữa hiệu quả hệ thống tài chính nhìn về trung và dài hạn bị ảnh hưởng", ông Thành nói.

Ngoài ra, hoạt động cung tiền M2, tín dụng đang vừa quản theo khối lượng lại vừa quản mục tiêu lãi suất. Trong khi tỉ giá được quản trong chừng mực nhất định, linh hoạt hơn nhiều nhưng chủ yếu vẫn thông qua công cụ chính sách.

Theo ông Thành, ngành ngân hàng cần chuẩn bị cho một tương lai trung hạn không quá dài và phải chuyển sang bằng được điều hành lạm phát theo mục tiêu. Khi đó, sự phát triển hệ thống tài chính mới là quản theo giá, từ đó có cơ sở để điều hành lãi suất tốt hơn.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.